Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
Phần 1. Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
Câu 1. Biện pháp thứ ba cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Làm đất
B. Thủy lợi
C. Bón phân
D. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 5 biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu:
1. Làm đất
2. Thủy lợi
3. Bón phân
4. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
5. Trồng cây cải tạo đất
Câu 2. Biện pháp thứ tư cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Làm đất
B. Thủy lợi
C. Bón phân
D. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Có 5 biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu:
1. Làm đất
2. Thủy lợi
3. Bón phân
4. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
5. Trồng cây cải tạo đất
Câu 3. Có mấy nguyên nhân dẫn đến đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 3 nguyên nhân dẫn đến đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:
+ Khí hậu
+ Địa hình
+ Con người
Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là gì?
A. Do khí hậu
B. Do địa hình
C. Do con người
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Có 3 nguyên nhân dẫn đến đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá:
+ Khí hậu
+ Địa hình
+ Con người
Câu 5. Có mấy biện pháp cải tạo đất mặn?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 3 biện pháp cải tạo đất mặn:
+ Thủy lợi
+ Bón vôi
+ Trồng cây chịu mặn
Câu 6. Có mấy biện pháp bảo vệ đất trồng?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 3 biện pháp bảo vệ đất trồng:
+ Biện pháp canh tác
+ Biện pháp thủy lợi
+ Biện pháp bón phân
Câu 7. Đâu là biện pháp giúp bảo vệ đất trồng?
A. Biện pháp canh tác
B. Biện pháp thủy lợi
C. Biện pháp bón phân
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Có 3 biện pháp bảo vệ đất trồng:
+ Biện pháp canh tác
+ Biện pháp thủy lợi
+ Biện pháp bón phân
Câu 8. Có mấy biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu?
A. 1 B. 3
C. 5 D. 7
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Có 5 biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu:
1. Làm đất
2. Thủy lợi
3. Bón phân
4. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
5. Trồng cây cải tạo đất
Câu 9. Biện pháp đầu tiên cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Làm đất
B. Thủy lợi
C. Bón phân
D. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích: Có 5 biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu:
1. Làm đất
2. Thủy lợi
3. Bón phân
4. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
5. Trồng cây cải tạo đất
Câu 10. Biện pháp thứ hai cải tạo đất xám bạc màu là:
A. Làm đất
B. Thủy lợi
C. Bón phân
D. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Có 5 biện pháp chính cải tạo đất xám bạc màu:
1. Làm đất
2. Thủy lợi
3. Bón phân
4. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
5. Trồng cây cải tạo đất
Câu 11. Để cải tạo đất mặn, người ta dùng cách nào?
A. Thủy lợi
B. Bón vôi
C. Trồng cây chịu mặn
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Có 3 biện pháp cải tạo đất mặn:
+ Thủy lợi
+ Bón vôi
+ Trồng cây chịu mặn
Câu 12. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá là:
A. Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
B. Đất chứa nhiều muối hòa tan
C. Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
D. Có tính chua với pH < 4,5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
+ Đất mặn: Đất chứa nhiều muối hòa tan
+ Đất phèn: Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
+ Đất xám bạc màu: Có tính chua với pH < 4,5
Câu 13. Đất mặn là:
A. Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
B. Đất chứa nhiều muối hòa tan
C. Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
D. Có tính chua với pH < 4,5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
+ Đất mặn: Đất chứa nhiều muối hòa tan
+ Đất phèn: Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
+ Đất xám bạc màu: Có tính chua với pH < 4,5
Câu 14. Đất phèn là:
A. Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
B. Đất chứa nhiều muối hòa tan
C. Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
D. Có tính chua với pH < 4,5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
+ Đất mặn: Đất chứa nhiều muối hòa tan
+ Đất phèn: Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
+ Đất xám bạc màu: Có tính chua với pH < 4,5
Câu 15. Đất xám bạc màu là:
A. Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
B. Đất chứa nhiều muối hòa tan
C. Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
D. Có tính chua với pH < 4,5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích:
+ Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá: Quá trình lớp đất mặt bị chuyển đi nơi khác do tác động của các yếu tố vật lí hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt.
+ Đất mặn: Đất chứa nhiều muối hòa tan
+ Đất phèn: Đất có tiến trình hình thành sản sinh ra lượng sulfuric acid ảnh hưởng lâu dài đến đặc tính chủ yếu của đất
+ Đất xám bạc màu: Có tính chua với pH < 4,5
Phần 2. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
1. Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu
1.1. Nguyên nhân hình thành
– Địa hình dốc thoải nên dễ xói mòn và rửa trôi
– Đá mẹ: đất trên đá mẹ có tính chua, rời, không có kết cấu
– Khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ cao
– Con người: tập quán canh tác lạc hậu
1.2. Đặc điểm của đất xám bạc màu
– Tầng đất mặt mỏng, lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ, màu xám trắng, đất thường bị khô hạn
– Hầu hết có tính chua, nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn
– Vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu
1.3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
* Biện pháp cải tạo:
– Làm đất
– Thủy lợi
– Bón phân
– Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí
– Trồng cây cải tạo đất
* Hướng sử dụng
Thích hợp với loại cây trồng cạn: ngô, hoa, cây cảnh, …
2. Cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
2.1. Nguyên nhân hình thành
– Khí hậu: lượng mưa, cường độ và thời gian mưa
– Địa hình: độ dốc lớn, chiều dài dốc
– Con người: đốt rừng làm rẫy, phá rừng, khai thác gỗ không hợp lí, kĩ thuật canh tác không phù hợp
2.2. Đặc điểm của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
– Tầng đất mặt còn rất mỏng
– Đá, cát, sỏi chiếm ưu thế trong đất
– Có phản ứng chua đến rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng
– Vi sinh vật ít, hoạt động yếu
2.3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng
* Biện pháp cải tạo
– Trồng cây theo luống
– Trồng cây có bộ rễ khỏe, có khả năng phá lớp đất rắn bề mặt
– Trồng cây che phủ đất
– Che phủ đát bằng các bộ phận dư thừa của cây sau khi thu hoạch
– Luân canh cây trồng
– Trồng cây theo đường đồng mức, theo băng
– Bón vôi, bón phân hữu cơ kết hợp phân hóa học
* Hướng dẫn sử dụng:
Trồng các loại cây lấy gỗ và sử dụng hệ thống nông lâm kết hợp.
3. Cải tạo, sử dụng đất mặn
3.1. Nguyên nhân hình thành
– Do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nước biển
– Do tưới tiêu không hợp lí
3.2. Đặc điểm của đất mặn
– Có thành phần cơ giới nặng, dẻo, dính khi ướt và nứt nẻ, rắn chắc khi khô
– Dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan
– Nghèo mùn, đạm, lân tổng số và lân dễ tiêu
– Có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm
3.3. Biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng
* Biện pháp cải tạo
– Thủy lợi: xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí
– Bón vôi: đẩy Na+ ra khỏi keo đất
– Trồng cây chịu mặn
* Hướng dẫn sử dụng
– Trồng giống lúa chịu mặn
– Trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản
– Trồng sú, bẹt kết hợp nuôi trồng hải sản
4. Cải tạo, sử dụng đất phèn
4.1. Nguyên nhân hình thành
Do phù sa kết hợp vật liệu sinh phèn và muối phèn
4.2. Đặc điểm đất phèn
– Màu đen hoặc nâu ở tầng đất mặt, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S
– Thành phần cơ giới của đất nặng, tầng đất mặt cứng, nhiều vết nứt nẻ khi khô hạn
– Độ phì nhiêu thấp, rất chua
– Hàm lượng hữu cơ ở mức khá, giàu kali
4.3. Biện pháp cải tạo và hướng dẫn sử dụng đất phèn
* Biện pháp cải tạo
– Thủy lợi: lên luống hoặc xây dựng hệ thống tưới tiêu song song
– Bón vôi: khử chua và hạn chế tác hại của nhôm di động
– Bón phân: bón cân đối đạm, lân, kali; bón phân hữu cơ, phân vi lượng
* Biện pháp canh tác
– Giữ nước thường xuyên để trồng lúa
– Không cày ải
– Liên tiếp rửa phèn rồi mới sử dụng cho trồng trọt
– Chọn cây có tính chịu phèn hoặc chua mặn
* Hướng dẫn sử dụng
– Trồng lúa chịu phèn
– Trồng cây chịu phèn
5. Một số biện pháp bảo vệ đất trồng
– Canh tác:
+ Làm đất, sử dụng máy móc cơ giới hóa
+ Hạn chế sử dụng hóa chất độc hại
+ Che phủ đất, trồng cây bảo vệ đất
+ Luân canh, xem canh cây trồng
– Thủy lợi: tưới tiêu hợp lí
– Bón phân: cân đối, sử dụng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh
Xem thêm các bài trắc nghiệm Công nghệ 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 4: Thành phần và tính chất của đất trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 5: Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Ôn tập Chủ đề 2: Đất trồng
Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 7: Một số loại phân bón thường dùng trong trồng trọt