Công nghệ lớp 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng
A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng
I. Khái niệm về đất trồng
– Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống, phát triển và sản xuất ra sản phẩm
II. Các thành phần và vai trò cơ bản của đất trồng
1. Phần lỏng:
– Thành phẩn chủ yếu là nước: nước mưa, nước ngầm và nước tưới.
– Vai trò:
+ Cung cấp nước cho cây
+ Duy trì độ ẩm
+ Hòa tan các chất dinh dưỡng.
2. Phần rắn
– Thành phần:
+ Chất vô cơ: chiếm 95% khối lượng phần rắn
+ Chất hữu cơ: chiếm 5% khối lượng phần rắn
– Vai trò:
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
+ Giúp bộ rễ cắm vào đất làm cây đứng vững.
3. Phần khí
– Thành phần:
+ oxygen
+ nitrogen
+ carbon dioxide
+ hơi nước
+ một số loại khí khác
– Vai trò:
+ Vai trò trong quá trình hô hấp của rễ
+ Vai trò trong hoạt động của vi sinh vật đất.
4. Sinh vật đất
– Thành phần:
+ côn trùng
+ giun
+ nguyên sinh động vật
+ các loài tảo
+ các vi sinh vật
– Vai trò:
+ cải tạo đất
+ Phân giải tàn dư động vật, thực vật
+ Phân giải chất dinh dưỡng
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
III. Keo đất và tính chất của đất
1. Keo đất
a. Khái niệm
Là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 – 250µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
b. Cấu tạo
* Nhân keo: nằm trong cùng
* Lớp điện kép: nằm trên bề mặt nhân keo
– Tầng ion quyết định điện
+ Nằm sát nhân keo
+ Quyết định keo đất là keo âm hay keo dương
– Lớp điện bù
+ Gồm ion không di chuyển và ion ở tầng khuếch tán
+ Là cơ sở của sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng.
2. Một số tính chất của đất trồng
a. Thành phần cơ giới của đất
– Tỉ lệ các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
+ Đường kính hạt cát: 0,02 mm đến 2 mm
+ Đường kính limon: 0,002 mm đến 0,02 mm
+ Đường kính sét: dưới 0,002 mm.
– Đất có chiều hạt kích thước nhỏ:
+ Nhiều chất mùn
+ Khả năng giữ nước tốt
+ Khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt
– Có 3 loại đất chính:
+ Đất cát: tỉ lệ cát lớn
+ Đất thịt: tỉ lệ hạt cân đối
+ Đất sét: tỉ lệ sét lớn
b. Phản ứng của dung dịch đất
* Phản ứng chua
– Là do nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH–
– Độ PH dưới 6,6.
– Ảnh hưởng đến:
+ Hệ sinh vật đất
+ Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
+ Sự duy trì hàm lượng cân bằng chất hữu cơ và chất vô cơ trong đất.
* Phản ứng kiềm
– Là do nồng độ H+ nhỏ hơn nồng độ OH–
– Độ PH trên 7,5
– Ảnh hưởng đến:
+ Tính chất vật lí của đất bị xấu
+ Mùn trong đất dễ bị rửa trôi
+ Chế độ nước, không khí không điều hòa, không phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
* Phản ứng trung tính:
– Là do nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau.
– Độ PH từ 6,6 đến 7,5
– Ảnh hưởng đến:
+ sinh trưởng, phát triển cây trồng
+ hệ sinh vật trong đất.
B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng
Câu 1. Phần khí của đất trồng:
A. Có thành phần chủ yếu là nước
B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
C. Là không khí trong các khe hở của đất
D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Phần lỏng: Có thành phần chủ yếu là nước
+ Phần rắn: Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
+ Phần khí: Là không khí trong các khe hở của đất
+ Sinh vật đất: Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 2. Sinh vật đất của đất trồng:
A. Có thành phần chủ yếu là nước
B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
C. Là không khí trong các khe hở của đất
D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích:
+ Phần lỏng: Có thành phần chủ yếu là nước
+ Phần rắn: Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
+ Phần khí: Là không khí trong các khe hở của đất
+ Sinh vật đất: Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 3. Keo đất có đặc điểm:
A. Hòa tan
B. Không hòa tan
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: keo đất là những hạt đất có kích thước dao động trong khoảng 1 – 250µm, không hòa tan mà ở trạng thái lơ lửng trong nước.
Câu 4. Cấu tạo của keo đất gồm mấy phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích: Cấu tạo keo đất gồm hai phần:
+ Nhân keo
+ Lớp điện kép
Câu 5. Đất có mấy phản ứng dung dịch?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Đất có 3 phản ứng dung dịch:
+ Phản ứng chua
+ Phản ứng kiềm
+ Phản ứng trung tính
Câu 6. Đất trồng có mấy thành phần cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Đất trồng có 4 thành phần cơ bản:
+ Phần lỏng
+ Phần rắn
+ Phần khí
+ Sinh vật đất
Câu 7. Đâu là thành phần của đất trồng?
A. Phần lỏng
B. Phần lỏng, phần rắn
C. Phần lỏng, phần rắn, phần khí
D. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Đất trồng có 4 thành phần cơ bản:
+ Phần lỏng
+ Phần rắn
+ Phần khí
+ Sinh vật đất
Câu 8. Phần rắn của đất trồng là:
A. Chất vô cơ
B. Chất hữu cơ
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích: Phần rắn là thành phần chủ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ
Câu 9. Phần lỏng của đất trồng:
A. Có thành phần chủ yếu là nước
B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
C. Là không khí trong các khe hở của đất
D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Phần lỏng: Có thành phần chủ yếu là nước
+ Phần rắn: Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
+ Phần khí: Là không khí trong các khe hở của đất
+ Sinh vật đất: Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 10. Phần rắn của đất trồng:
A. Có thành phần chủ yếu là nước
B. Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
C. Là không khí trong các khe hở của đất
D. Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Phần lỏng: Có thành phần chủ yếu là nước
+ Phần rắn: Là thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ
+ Phần khí: Là không khí trong các khe hở của đất
+ Sinh vật đất: Gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật
Câu 11. Đất có loại phản ứng dung dịch nào sau đây?
A. Phản ứng chua
B. Phản ứng kiềm
C. Phản ứng trung tính
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Đất có 3 phản ứng dung dịch:
+ Phản ứng chua
+ Phản ứng kiềm
+ Phản ứng trung tính
Câu 12. Phản ứng chua của đất là do:
A. Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH–
B. Nồng độ OH– trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
C. Nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: A
Giải thích:
+ Phản ứng chua của đất: Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH–
+ Phản ứng kiềm của đất: Nồng độ OH– trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
+ Phản ứng trung tính của đất: Nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau
Câu 13. Phản ứng kiềm của đất là do:
A. Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH–
B. Nồng độ OH– trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
C. Nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: B
Giải thích:
+ Phản ứng chua của đất: Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH–
+ Phản ứng kiềm của đất: Nồng độ OH– trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
+ Phản ứng trung tính của đất: Nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau
Câu 14. Phản ứng trung tính của đất là do:
A. Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH–
B. Nồng độ OH– trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
C. Nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: C
Giải thích:
+ Phản ứng chua của đất: Nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH–
+ Phản ứng kiềm của đất: Nồng độ OH– trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ H+
+ Phản ứng trung tính của đất: Nồng độ H+ và OH– trong dung dịch đất cân bằng nhau
Câu 15. Thành phần cơ giới của đất có:
A. Các hạt cát
B. Limon
C. Sét
D. Cả 3 đáp án trên
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng: D
Giải thích: Tỉ lệ của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 2: Cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 3: Giới thiệu về đất trồng
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 4: Sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 5: Giá thể trồng cây
Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 7: Giới thiệu về phân bón