Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông
Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bạn cho là đặc sắc nhất trong bài thơ “Con đường mùa đông”
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông (mẫu 1)
“Con đường mùa đông” là một bài thơ thuộc thể loại trữ tình và sử thi, vậy nên tác phẩm mang một vẻ đẹp tuyệt vời, đông thời miêu tả khung cảnh con đường mùa đông về đêm thật thơ mộng biết bao, trên bầu trời với đầy những đám mây hiếm hoi vây xung quanh vằng trằn tròn đang tỏa ra thứ ánh sáng đượm buồn. Trong thơ Pushkin, cảnh sắc thiên nhiên bổng trở nên thật sống động và bỗng dưng biến từ một sự phơi bày, tức là việc tả cảnh, trở thành một người anh hùng hành động. Qua đó đã thành công để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc.
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông (mẫu 2)
“Con đường mùa đông” là bài thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông (mẫu 3)
Trong bài thơ, hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà em thấy đặc sắc nhất đó là hình ảnh Nhi-na. Đây có thể hiểu là tên của người con gái mà tác giả yêu hay chính là một sự vật gắn với quê hương của tác giả – biểu tượng cho những tháng ngày huy hoàng, chìm đắm trong tình yêu, hạnh phúc của tác giả. Hình ảnh này hiện nên không chỉ thể hiện nỗi khát khao về tình yêu mà qua đó tác giả muốn thể hiện nỗi mong nhớ những người thân yêu, mái ấm hạnh phúc, về quê hương tươi đẹp. Mọi thứ đều chỉ còn là dĩ vãng nhưng tác giả đã đặt niềm tin vào nó – niềm tin vào một ngày mai quay về cuộc sống hạnh phúc, ấm no trước kia. Chính những dòng suy nghĩ đó đã giúp tác giả vượt qua nỗi buồn, sự cô đơn và cái rét khắc nghiệt của khí hậu Nga.
Hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong Con đường mùa đông (mẫu 4)
“Con đường mùa đông” là tác phẩm tiêu biểu của “Mặt trời thi ca Nga” – Puskin. Vì được sáng tác vào khoảng thời gian sau khi nhà thơ bị đi đày nên tác phẩm nhuốm màu buồn của tâm trạng. Tuy nhiên, nếu hầu hết các hình ảnh trong bài đều gợi sự cô đơn, lẻ loi thì hình ảnh Nhi – na lại mang một sắc thái khác hoàn toàn. Hình ảnh Nhi – na xuất hiện ở nửa cuối bài thơ :
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai
Nhi-na, bên lò lửa đỏ
Ngắm em, ngắm mãi không thôi
Ở đây, Nhi – na có thể là bất cứ cô gái Nga thân thương nào, không nhất thiết là một con người cụ thể. Hình ảnh Nhi – na và thời gian “ngày mai” đã xua tan sự đau buồn của nhân vật trữ tình, khiến những vần thơ bừng sáng. Nhi – na cùng “lò lửa đỏ” đã thắp lên niềm hy vọng về tương lai, thể hiện khát khao hạnh phúc. Nhà thơ còn tâm sự với Nhi – na về nỗi lòng của mình: “Sầu lắm, Nhi – na: đường xa vắng”. Hiện thực vẫn khắc nghiệt nhưng con người vẫn dũng cảm bước tới, để yêu thương và đoàn tụ. Có thể thấy, hình ảnh Nhi – na đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi cho nhân vật trữ tình. Đến đoạn thơ cuối, nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Từ đó, hình ảnh Nhi – na đã cho thấy vẻ đẹp của “Nỗi buồn trong sáng” không bao giờ bi lụy trong thơ Puskin.