Giải VTH Ngữ văn lớp 7 Phần viết
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học
Bài tập 1 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Theo em, các yêu cầu cơ bản của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học bao gồm những gì?
Trả lời:
– Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.
– Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.
– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến.
– Đưa bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
– Bố cục bài viết cần đảm bảo: mở bài, thân bài và kết bài.
Bài tập 2 trang 41 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Chọn một nhân vật mà em yêu thích trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của Ô Hen-ri. Xác định các đặc điểm của nhân vật, sau đó điền các đặc điểm cần phân tích vào sơ đồ bên dưới:
Trả lời:
Bài tập 3 trang 42 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hành xây dựng dàn ý bài viết về nhân vật em yêu thích từ gợi ý ở bài tập 2.
Trả lời:
Bài tập 4 trang 43 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Thực hành tìm các đặc điểm của nhân vật văn học mà em yêu thích.
Trả lời:
Bài tập 5 trang 43 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Dựa vào bài tập 4 và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bài văn nghị luận (khoảng 1000 chữ) phân tích đặc điểm nhân vật văn học mà em yêu thích.
Trả lời:
Tình thương yêu trong cuộc sống được biểu hiện trên rất nhiều ngôn ngữ và hành động. Có khi là cái nắm tay ấm áp, có khi là sự chia sẻ đồng cảm với nỗi đau mất mát với những người bất hạnh hơn mình. Có khi là sự giúp đỡ về vật chất hay những món quà đầy ý nghĩa trao tặng nhau vào những lúc khốn cùng của cuộc sống.
Tình thương yêu ấy bước vào văn học trở nên đẹp đẽ và lớn lao, nó khơi gợi và nâng đỡ tâm hồn con người đến với chân thiện mỹ trong đời sống. Cụ Bơ-mơn trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của nhà Văn O-hen-ri là một nhân vật như thế, một con người với tâm hồn nhân ái bao la đã cứu sống một cô họa sĩ trẻ đang đứng trước những giây phút cuối cùng đấu tranh với sự sống của chính mình.
Cụ Bơ- mơn vốn cũng có hoàn cảnh như bao người họa sĩ khác sống ở một ngôi nhà trong khu phố nhỏ, cùng hai chị em Xiu và Giôn-xi, đời sống khó khăn, bình lặng qua ngày với những công việc tủn mủn. Có khi ông phải tự làm mẫu vẽ để kiếm sống qua ngày.
Song, dù khốn khổ nghèo khó, vẫn không làm mất đi khát vọng của ông, ông ước mơ một ngày nào đó có thể vẽ nên kiệt tác của cuộc đời mình nhưng chưa thể hoàn thành ước nguyện ấy. Trong tinh thần của người họa sĩ già ấy luôn chứa chan nghĩa lực sống phi thường, cứng cỏi và vững lòng, sự yếu mềm của người khác luôn khiến cụ không hài lòng, bởi thế mà cụ Bơ-mơn luôn ” chế nhạo sự cay độc và yếu mềm của bất cứ ai”.
Cụ Bơ-mơn cũng là một người có trái tim giàu lòng thương yêu, cụ quan tâm đến đời sống của những người xung quanh mình, đặc biệt là hai họa sĩ trẻ Xiu và Giôn xi, cụ như một vị dũng sĩ phi thường với trách nhiệm bảo vệ cho hai cô gái nhỏ như người cha bảo vệ những đứa con của mình vậy.
Khi nghe Xiu kể vẻ hoàn cảnh của Giôn-xi cùng ý nghĩ đầy bi quan của cô gái, cụ đau lòng khôn xiết, ánh mắt đỏ ngầu, nỗi xúc động khôn nguôi cùng dòng nước mắt chảy ròng trên khuôn mặt nhăn nheo đã cho thấy một tấm lòng đồng cảm thiết tha của cụ. Lời thổn thức dịu dàng, nghẹn ngào : “Chà tội nghiệp cô bé Giôn xi’ nghe sao mà thiết tha đến thế, đó là sự thương cảm từ tận đáy lòng cụ.
Khi được Xiu dẫn lên phòng bệnh của Giôn-xi, cụ thốt lên rằng: “Trời đây không phải là chỗ cho một con người tốt như cô Giôn-xi nằm. Một ngày kia, tôi sẽ vẽ một tác phẩm kiệt xuất và tất cả chúng ta sẽ đi khỏi nơi này”. Bây giờ đây, đó không phải là khát vọng ước mơ cho riêng mình nữa mà nó là ước mơ cho con người, gắn liền với tình thương và ước muốn cao cả mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người xung quanh.
Điều mong muốn cùng tấm lòng cao cả ấy đã thôi thúc cụ vẽ nên một bức tranh tuyệt tác trong đêm mưa bão giá rét, tuyết rơi đầy trời. Hơn ai hết cụ hiểu được sức khỏe của mình, thấy được sự hiểm nguy của tính mạng nhưng cụ đã chấp nhận hy sinh để mang lại niềm hy vọng cho cô gái trẻ, gián tiếp trao cho Giôn-xi sức mạnh tinh thần cứu lấy sự sống chính mình.
Chiếc lá của cụ Bơ- mơn vẽ thật đẹp, đẹp không chỉ bởi giống ý với chiếc lá bình thường khiến hai cô gái trẻ không nghi ngờ mà nó còn đẹp bởi nhân cách, bởi tấm lòng của người nghệ sĩ sáng tạo ra nó. Chiếc lá ấy là chiếc lá của niềm tin, hy vọng, chiếc lá ấy như một mầm sống thức tỉnh khát vọng sống và ước mơ của Giôn -xi.
Sau cùng cái chết của cụ Bơ-mơn là niềm tiếc nuối xót xa cho một nhân cách đẹp phải dừng bước sự sống trước cuộc đời, cô gái trẻ Giôn-xi dần phục hồi tiếp tục sống và viết tiếp những ước mơ tốt đẹp của bao người họa sĩ chân chính như cụ. Đọc những trang văn của O-hen -ri, nghĩ về cảnh một cụ già trong đêm lạnh lẽo cô đơn đã dồn hết sức lực của mình vẽ nên một chiếc lá tuyệt mỹ.
Tác phẩm của cụ tuy đơn giản nhưng đầy ý nghĩa, cụ Bơ-mơn chính là một biểu tượng tuyệt vời cho lòng nhân ái cao cả, cho vẻ đẹp của những người làm nghệ thuật chân chính: “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tác phẩm chiếc lá cuối cùng là một bài ca ngọt ngào và dịu dàng về thương, lòng bác ái bao la.
Bài tập 6 trang 45 VTH Ngữ Văn 7 Tập 1: Xem lại, tự đánh giá và rút kinh nghiệm sau bài viết.
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Đánh giá chung |
Mở đoạn, viết hoa lùi đầu dòng. |
|
|
|
Dùng ngôi thứ nhất để phân tích. |
|
|
|
|
Lỗi chính tả cần khắc phục. |
|
|
|
|
Có mở rộng so sánh, đối chiếu và bằng chứng xác đáng. |
|
|
|
|
Bố cục 3 phần |
|
|
|
|
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật cần phân tích. |
|
|
|
Nêu được khái quát đặc điểm nhân vật và ý kiến, nhận định cần phân tích. |
|
|
|
|
Thân bài |
Nêu được ít nhất hai đặc điểm của nhân vật. |
|
|
|
Nêu được lí lẽ và giải thích rõ ràng, phân tích thuyết phục. |
|
|
|
|
Trình tự phân tích, sắp xếp hợp lí. |
|
|
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm nhân vật. |
|
|
|
Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học cho bản thân và mọi người |
|
|
|
Trả lời:
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
Định hướng điều chỉnh |
|
Đánh giá chung |
Mở đoạn, viết hoa lùi đầu dòng. |
X |
|
|
Dùng ngôi thứ nhất để phân tích. |
X |
|
|
|
Lỗi chính tả cần khắc phục. |
|
|
|
|
Có mở rộng so sánh, đối chiếu và bằng chứng xác đáng. |
X |
|
|
|
Bố cục 3 phần |
X |
|
|
|
Mở bài |
Giới thiệu nhân vật cần phân tích. |
X |
|
|
Nêu được khái quát đặc điểm nhân vật và ý kiến, nhận định cần phân tích. |
X |
|
|
|
Thân bài |
Nêu được ít nhất hai đặc điểm của nhân vật. |
X |
|
|
Nêu được lí lẽ và giải thích rõ ràng, phân tích thuyết phục. |
X |
|
|
|
Trình tự phân tích, sắp xếp hợp lí. |
X |
|
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại ý kiến của người viết về đặc điểm nhân vật. |
X |
|
|
Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học cho bản thân và mọi người |
X |
|
|