Câu hỏi:
II. Phần tự luận (6 điểm)
1) Thực hiện các phép tính:
a) 25 . 8 – 15 . 5 + 160 : 16 – 10;
b) 2 . 52 – 3 : 710 + 54 : 33.
2) Phân tích các số 84, 120, 210 ra thừa số nguyên tố.
Trả lời:
1)
a) 25 . 8 – 15 . 5 + 160 : 16 – 10
= 25 . 8 – 3 . 5 . 5 + 10 – 10
= 25 . 8 – 25 . 3 + (10 – 10)
= 25 . (8 – 3) + 0 = 25 . 5 = 125
b) 2 . 52 – 3 : 710 + 54 : 33
= 2 . 25 – 3 : 1 + 54 : 27
= 50 – 3 + 2
= 47 + 2 = 49
2)
Ta phân tích các số ra thừa số nguyên tố bằng cách viết theo cột dọc hoặc rẽ nhánh.
Vậy:
84 = 2 . 2 . 3 . 7 = 22 . 3 . 7
120 = 2 . 2 . 2 . 3 . 5 = 23 . 3 . 5
210 = 2 . 3 . 5 . 7
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Tập hợp A các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 là:
Câu hỏi:
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Tập hợp A các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 là:A. A = {4; 5; 6; 7; 8; 9}
B. A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 < x ≤ 9}
Đáp án chính xác
C. A = {5; 6; 7; 8}
D. A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 ≤ x ≤ 9}
Trả lời:
Các số tự nhiên x thỏa mãn 4 < x ≤ 9 hay x lớn hơn 4 và nhỏ hơn hoặc bằng 9 là: 5, 6, 7, 8, 9.
Ta viết tập hợp A bằng cách liệt kê các phần tử ta được: A = {5; 6; 7; 8; 9}.
Ta viết tập hợp A bằng cách nêu dấu hiệu đặc trưng: A = {x \( \in \mathbb{N}\)| 4 < x ≤ 9}.
Chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 25?
Câu hỏi:
Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 25?
A. 9 số
Đáp án chính xác
B. 10 số
C. 11 số
D. 12 số
Trả lời:
Sử dụng sàng Eratosthenes ta đã biết các số nguyên tố nhỏ hơn 25 là: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23.
Vậy có 9 số nguyên tố nhỏ hơn 25.Chọn đáp án A.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng:
Câu hỏi:
Quan sát hình vẽ dưới đây và chọn câu trả lời đúng:
A. \(a \in A\)
Đáp án chính xác
B. \(d \in A\)
C. \(b \notin A\)
D. \(c \notin A\)
Trả lời:
Quan sát hình vẽ: (đây là sơ đồ Ven)
Ta thấy
+ Các phần tử a, b, c nằm trong vòng kín biểu diễn tập hợp A, nên các phần tử a, b, c đều thuộc tập hợp A, ta viết \(a \in A,b \in A,c \in A\).
+ Các phần tử d, e nằm ngoài vòng kín biểu diễn tập hợp A nên các phần tử này không thuộc tập hợp A, ta viết \(d \notin A,e \notin A.\)
Vậy đáp án A đúng.
Chọn đáp án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Viết tập hợp A các ước của số 16 là:
Câu hỏi:
Viết tập hợp A các ước của số 16 là:
A. A = {1; 2; 3; 5}
B. A = {1; 2; 4; 8; 16}
Đáp án chính xác
C. A = {1; 2; 3; 4; 16}
D. A = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 10; 16}
Trả lời:
Để tìm các ước của 16, ta lấy 16 lần lượt chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 16, các phép chia hết là: 16 : 1 = 16, 16 : 2 = 8, 16 : 4 = 4, 16 : 8 = 2, 16 : 16 = 1.
Vậy các ước của 16 là: 1, 2, 4, 8, 16.
Ta viết tập hợp A các ước của 16 là A = {1; 2; 4; 8; 16}.Chọn đáp án B.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD?
Câu hỏi:
Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của hình vuông ABCD?
A. AB = BC = CD = DA
B. AB và CD song song với nhau
C. AD và CD song song với nhau
Đáp án chính xác
D. Hai đường chéo bằng nhau
Trả lời:
Hình vuông ABCD có các tính chất:
+ Bốn cạnh bằng nhau: AB = BC = CD = DA
+ Hai cạnh đối AB và CD, BC và AD song song với nhau
+ Hai đường chéo bằng nhau: AC = BD
+ Bốn góc ở các đỉnh A, B, C, D là góc vuông.
Vậy hình vuông đã cho không có tính chất AD và CD song song với nhau.
Chọn đáp án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====