Câu hỏi:
Xác định hàm số bậc hai biết đồ thị tương ứng trong mỗi Hình 12a, 12b:
Trả lời:
Lời giải
+) Hình 12a):
Dựa vào hình vẽ, ta thấy:
– Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ – 3 nên c = – 3.
– Điểm đỉnh của parabol có tọa độ (1; – 4) nên ta có:
\( – \frac{b}{{2a}} = 1\) ⇔ b = – 2a
\( – \frac{\Delta }{{4a}} = – 4\)⇔ ∆ = 16a
⇔ b2 – 4ac = 16a
⇔ (– 2a)2 – 4a(– 3) = 16a
⇔ 4a2 + 12a = 16a
⇔ 4a2 – 4a = 0
⇔ 4a(a – 1) = 0
⇔ a = 0 (không thỏa mãn) hoặc a = 1 (thỏa mãn)
⇒ b = – 2a = – 2.1 = – 2.
Vậy hàm số bậc hai cần tìm là y = x2 – 2x – 3.
+) Hình 12b):
Dựa vào hình vẽ, ta thấy:
– Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ 0 nên c = 0.
– Điểm đỉnh của parabol có tọa độ (– 1; 2) nên ta có:
\( – \frac{b}{{2a}} = – 1\) ⇔ b = 2a
\( – \frac{\Delta }{{4a}} = 2\)⇔ ∆ = – 8a
⇔ b2 – 4ac = – 8a
⇔ (2a)2 – 4a.0 = – 8a
⇔ 4a2 = – 8a
⇔ 4a2 + 8a = 0
⇔ 4a(a + 2) = 0
⇔ a = 0 (không thỏa mãn) hoặc a = – 2 (thỏa mãn)
⇒ b = 2a = 2.(– 2) = – 4.
Vậy hàm số bậc hai cần tìm là y = – 2x2 – 4x.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các hàm số sau, hàm số nào không là hàm số bậc hai?
A. y = – x2 + 4x + 2;
B. y = x(2×2 + 5x + 1);
C. y = – 3x(6x – 8);
D. y = x2 + 6x.
Câu hỏi:
Trong các hàm số sau, hàm số nào không là hàm số bậc hai?
A. y = – x2 + 4x + 2;
B. y = x(2x2 + 5x + 1);
C. y = – 3x(6x – 8);
D. y = x2 + 6x.Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là B
+) Hàm số y = – x2 + 4x + 2 có dạng y = ax2 + bx + c với a = – 1, b = 4 và c = 2. Do đó A là hàm số bậc hai.
+) Hàm số y = x(2x2 + 5x + 1) = 2x3 + 5x2 + x là hàm số bậc 3. Do đó B không là hàm số bậc hai.
+) Hàm số y = – 3x(6x – 8) = – 18x2 + 24x có dạng y = ax2 + bx + c với a = – 18, b = 24 và c = 0. Do đó C là hàm số bậc hai.
+) Hàm số y = x2 + 6x có dạng y = ax2 + bx + c với a = 1, b = 6 và c = 0. Do đó C là hàm số bậc hai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số f(x) = 2×2 + 8x + 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hàm số đồng biến trên khoảng (– 4; +∞), nghịch biến trên khoảng (–∞; – 4).
B. Hàm số đồng biến trên khoảng (– 2; +∞), nghịch biến trên khoảng (–∞; – 2).
C. Hàm số đồng biến trên khoảng (–∞; – 2), nghịch biến trên khoảng (– 2; +∞).
D. Hàm số đồng biến trên khoảng (–∞; – 4), nghịch biến trên khoảng (– 4; +∞).
Câu hỏi:
Cho hàm số f(x) = 2x2 + 8x + 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hàm số đồng biến trên khoảng (– 4; +∞), nghịch biến trên khoảng (–∞; – 4).
B. Hàm số đồng biến trên khoảng (– 2; +∞), nghịch biến trên khoảng (–∞; – 2).
C. Hàm số đồng biến trên khoảng (–∞; – 2), nghịch biến trên khoảng (– 2; +∞).
D. Hàm số đồng biến trên khoảng (–∞; – 4), nghịch biến trên khoảng (– 4; +∞).Trả lời:
Lời giải
Đáp án đúng là B
Hàm số f(x) = 2x2 + 8x + 8 là hàm số bậc hai với a = 2 > 0, ∆ = 82 – 4.2.8 = 0.
Ta có: \( – \frac{b}{{2a}} = – \frac{8}{{2.2}} = – 2\); \( – \frac{\Delta }{{4a}} = – \frac{0}{{4.2}} = 0\)
Ta có bảng biến thiên sau:
Vậy hàm số đồng biến trên khoảng (– 2; +∞), nghịch biến trên khoảng (–∞; – 2).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Xác định a, b, c lần lượt là hệ số của x2, hệ số của x và hệ số tự do của các hàm số bậc hai sau:
f(x) = x2 – x – 9;
Câu hỏi:
Xác định a, b, c lần lượt là hệ số của x2, hệ số của x và hệ số tự do của các hàm số bậc hai sau:
f(x) = x2 – x – 9;Trả lời:
Lời giải
Hàm số f(x) = x2 – x – 9 là hàm số bậc hai có a = 1; b = – 1; c = – 9.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- f(x) = x2 – 7;
Câu hỏi:
f(x) = x2 – 7;
Trả lời:
Lời giải
Hàm số f(x) = x2 – 7 = x2 + 0x – 7 là hàm số bậc hai có a = 1, b = 0 và c = – 7.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- f(x) = – 2×2 + 8x.
Câu hỏi:
f(x) = – 2x2 + 8x.
Trả lời:
Lời giải
Hàm số f(x) = – 2x2 + 8x = – 2x2 + 8x + 0 là hàm số bậc hai có a = – 2, b = 8 và c = 0.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====