Tài liệu Hình chóp đều gồm các nội dung chính sau:
I. Phương pháp giải
– tóm tắt lý thuyết ngắn gọn;
– phương pháp giải chi tiết từng dạng bài tập.
II. Một số ví dụ/ Ví dụ minh họa
– gồm 4 ví dụ minh họa đa dạng của các dạng bài tập trên có lời giải chi tiết.
III. Bài tập vận dụng
– gồm 12 bài tập vận dụng (12 bài tập có đáp án và lời giải chi tiết) giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng bài tập Hình chóp đều .
Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Hình chóp đều
I. Phương pháp giải
1. Mô tả hình chóp – hình chóp đều
• Hình chóp có đáy là một đa giác.
Các mặt bên là những tam giác chung đỉnh.
Đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với mặt phẳng đáy gọi là đường cao của hình chóp.
• Hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau (h.20.1).
• Trong hình chóp đều, chân đường cao trùng với tâm của đa giác đáy, ví dụ SH. Đường cao của mỗi mặt bên vẽ từ đỉnh S gọi là trung đoạn của hình chóp, ví dụ SM.
2. Hình chóp cụt đều
Cắt hình chóp đều bằng một mặt phẳng song song với đáy.
Phần hình chóp nằm giữa mặt phẳng đó và mặt phẳng đáy
gọi là hình chóp cụt đều (h.20.2).
Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là một hình thang cân.
3. Diện tích xung quanh của hình chóp đều
• Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn.
(p là nửa chu vi đáy; d là trung đoạn).
• Diện tích xung quanh của hình chóp cụt đều bằng:
– Diên tích một mặt bên nhân với số mặt bên;
– Diện tích xung quanh của hình chóp đều lớn trừ đi diện tích xung quanh của hình chóp đều nhỏ; hoặc:
(Trong đó: – p, p’ là nửa chu vi đáy lớn, đáy nhỏ.
– d là trung đoạn của mặt bên.)
4. Thể tích của hình chóp đều
(S là diện tích đáy; h là chiều cao).
• Thể tích của hình chóp cụt đều bằng:
– Thể tích của hình chóp đều lớn trừ đi thể tích của hình chóp đều nhỏ; hoặc:
(Trong đó: S1, S2 là diện tích hai đáy; h là chiều cao.)
Xem thêm