Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: – Nêu lên được khỏi niệm hình chóp, chóp cụt, hình chóp cụt đều, hiểu khỏi niệm: đỉnh, cạnh, đáy, chiều cao, gọi tên được hình chóp cụt
– biết cách vẽ hình chóp cụt đều theo các bước.
2. Kỹ năng: – biết cách vẽ hình chóp cụt đều theo các bước.
– Rèn kỹ năng vẽ hình
3. Thái độ: tích cực, tự giác hợp tác.
4. Phát triển năng lực: Vẽ hình,
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: MÔ hình hình chóp, chóp cụt, hình chóp cụt đều
2. Học sinh: Thước thẳng com pa.
C. Tiến trình bài dạy
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện
2. Kiểm tra bài cũ:
? Phát biểu và so sánh công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật: ABCDEFGH so với thể tích của hình lăng trụ đứng ABCDEFGH?
3. Bài mới:
|
||
Hoạt động 1. Hình chóp. GV: đưa Mô hình một hình chóp và giới thiệu: – Hình chóp có một mặt đáy là một đa giác, các mặt bên là tam giác có chung một đỉnh. Đỉnh chung này gọi là đỉnh chung của hình chóp ? em thấy hình chóp khác hình lăng trụ đứng ở chỗ nào HS: nêu sự khác nhau giữa hình chóp và hình lăng trụ đứng GV: yêu cầu HS quan sát hình 116 (SGK) và đọc tên đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao của hình chóp S. ABCD HS: trình bày miệng |
1. Hình chóp. Hình chóp S.ABCD S: Là đỉnh. SH: là đường cao. Tứ giác ABCD: là đáy. S.ABCD là hình chóp Tứ giác. |
|
Hoạt động 2. Hình chóp đều. GV: giới thiệu cách ký hiệu và gọi tên hình chóp theo đa giác đáy GV: hình chóp đều là hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp) HS: nghe gv giới thiệu GV: cho HS quan sát hình chóp Tứ giác đều, hình chóp tam giác đều và yêu cầu HS nêu nhận xét về mặt đáy, các mặt bên của hai hình chóp HS: quan sat và trả lời +) hình chóp Tứ giác đều có mặt đáy là hình vuông, các mặt bên là tam giác cân +) hình chóp tam giác đều có mặt đáy là tam giác đều, các mặt bên là tam giác cân GV: yêu cầu hs quan sát hình 117(SGK) để vẽ hình chóp + vẽ đáy là hình vuông (nhìn phối cảnh ra hình bình hành) + vẽ hai đường chéo của đáy và từ giao điểm của hai đường chéo vẽ đường cao của hình chóp + trên đường cao đặt đỉnh S và nối S với các đỉnh của hình vuông đáy ( chú ý: phân biệt nét khuất) + gọi I là trung điểm của BC ⇒ SI ⊥ BC ( tính chất của tam giác cân). gọi SI là trung đoạn của hình chóp ? trung đoạn của hình chóp có vuông góc với mặt phẳng đáy không HS: chỉ vuông góc với cạnh của đáy, không vuông góc với mặt phẳng đáy |
2. Hình chóp đều. Hình chóp đều S.ABCD + S là đỉnh. + Đáy ABCD: là đa giác đều. + SAB, SCD, SAD, SBC là các tam giác cân bằng nhau. + SA, SB, SC, SD: là các cạnh bên. + SAB, SCD, SAD, SBC là các mặt bên + SI là trung đoạn. + H là tâm đường tròn đi qua các đỉnh của mặt đáy. |
|
Hoạt động 3. Hình chóp cụt đều. GV: đưa Mô hình hình chóp cụt và giới thiệu nh SGK HS: quan sát ? hình chóp cụt có mấy mặt đáy. Các mặt đáy có đặc điểm gì HS: hình chóp cụt có hai mặt đáy là hai đa giác đều đồng dạng với nhau nằm trên hai mp song song ? các mặt bên là những hình gì HS: hình thang cân |
3. Hình chóp cụt đều. Cắt hình chóp đều bằng mp song song với mp đáy phẳng hình chóp nằm giữa hai mp đó là hình chóp cụt đều. Nhận xét: Mọi mặt bên của hình chóp cụt đều là hình thang cân. |
4. Củng cố:
bài tập 36 (SGK – Tr 118)
Bài 37 (SGK – Tr118)
a) Đúng
b) Sai
5. Hướng dẫn học sinh tự học
– Học lý thuyết
– Làm bài tập 39 (SGK – Tr119).
– đọc bài “ Diện tích xung quanh của hình chóp đều”
Xem thêm