Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Giáo án Toán 8 Bài 3: Diện tích tam giác
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
– HS phát biểu được công thức tính diện tích tam giác, các t/c của diện tích.
2. Kỹ năng:
– HS biết cách vận dụng công thức và tính chất của diện tích để giải bài toán
– Biết cách vẽ HCN và các tam giác có diện tích bằng diện tích cho trước.
3. Thái độ:
– Tích cực, tự giác, hợp tác.
4. Phát triển năng lực:
– Năng lực giải quyết vấn đề: HS phân tích được tình huống học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết, nhận ra được sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện.
– Năng lực tính toán: HS biết tính toán cho phù hợp.
– Năng lực hợp tác: HS biết hợp tác, hỗ trợ nhau trong nhóm để hoàn thành phần việc được giao ; biết nêu những mặt được và mặt thiếu sót của cá nhân và cả nhóm.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
– Compa, thước, giấy rời, kéo, keo dán.
2. Học sinh:
– Compa, thước, giấy rời, kéo, keo dán.
C. Phương pháp
– Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, …
D. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức lớp: Kiểm diện.
2. Kiểm tra bài cũ:
– Viết công thức tính diện tích HCN, Hình vuông, tam giác vuông. Nêu cách xây dựng công thức tính diện tích tam giác vuông dựa vào HCN.
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động(10’) |
||||||
– Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra – Cả lớp cùng làm bài – GV nhắc nhở HS chưa tập trung – Hết thời gian GV thu bài |
– HS cả lớp cùng làm vào giấy (kiểm tra 10’) |
1. Phát biểu và viết công thức tính diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông? 2. Cho diện tích của 1 hình chữ nhật bằng 20cm2 ; hai kích thứơc của nó là x(cm) và y(cm). Hãy điền vào ô trống trong bảng sau: |
||||
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức |
||||||
– Gọi HS nêu công thức tính diện tích tam giác – Hãy phát biểu bằng lời công thức trên? – GV ghi định lí và công thức lên bảng. Gọi HS ghi Gt-Kl – Cho HS xem hình 126 Sgk để tìm hiểu vị trí của H đối với cạnh BC. – GV gắn các tấm bìa hình tam giác (3 dạng), lần lượt ơ các bìa tam giác vuông AHB, AHC trên nền tam giác nhọn ABC để gợi ý cho HS chứng minh định lí. Gọi HS chứng minh ở bảng – GV nói: trong cả ba trường hợp ta đều có thể chứng minh được công thức tính diện tích tam giác bằng nửa tích dộ dài 1 cạnh với chiều cao tương ứng. |
– HS nêu công thức: S∆ = ½ a.h – HS phát biểu định lí và ghi vào vở – HS lặp lại (3 lần) – HS ghi tóm tắt Gt-Kl (một HS ghi bảng) Quan sát hình 126 và nêu nhận xét vị trí điểm H đối với cạnh BC a) H≡B → ∆ABC vuông tại B b) H nằm giữa B, C → ∆ABC nhọn c) H nằm ngoài B, C→ ∆ABC tù Chứng minh (3HS lên bảng cm) |
Định lí: (SGK trang 120) |
||||
Thực hành cắt dán, tìm lại công thức tính diện tích hcn (10’) |
||||||
Nêu ? Gọi HS thực hiện Treo bảng phụ vẽ hình gợi ý cho HS cắt dán: |
Sử dụng giấy màu, kéo, keo dán và các bảng nền – Xem gợi ý và thực hành theo tổ. |
? Hãy cắt tam giác thành 3 mãnh để ghép lại thành một hình chữ nhật. |
||||
Hoạt động 3: Luyện tập (8’) |
||||||
– Nêu bài tập 16 cho HS thực hiện – Gợi ý: Vận dụng công thức tính Scn và S∆ – Nêu bài tập 20, cho HS đọc đề bài – Gợi ý: – Tương tự cách cắt ghép hình – MN là đường trung bình của ∆ABC |
HS giải: Ở mỗi hình ta đều có: Scn = a.h và S∆ = ½ a.h ⇒ S∆ = ½ Scn HS đọc đề bài 20 sgk Thực hành giải theo nhóm: ∆EBM = ∆KAM ⇒ SEBM = SKAM ∆DCN = ∆KAN ⇒ SDCN = SKAN SABC = SKAM + SMBCN + SKAN (1) SBCDE = SEBM + SMBCN + SDCN (2) (1), (2)⇒ SABC = SBCDE = ½ BC.AH |
Bài 16 trang SGK Bài tập 20 SGK |
||||
Hoạt động 4: Vận dụng (1’) |
||||||
|
||||||
5. MỞ RỘNG |
||||||
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học Sưu tầm và làm một số bài tập nâng cao |
Làm bài tập phần mở rộng. |
|
Xem thêm