Giải VTH Toán lớp 7 Bài 1: Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Câu 1 trang 32 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hình hộp chữ nhật có 4 góc;
B. Hình hộp chữ nhật có 2 đường chéo;
C. Hình hộp chữ nhật có 3 góc vuông ở mỗi đỉnh;
D. Hình hộp chữ nhật có 8 cạnh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 12 cạnh, 4 đường chéo, ba góc vuông ở mỗi đỉnh.
Câu 2 trang 32 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Cho hình lập phương, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hình lập phương có 6 đỉnh;
B. Hình lập phương có 12 cạnh bằng nhau;
C. Hình lập phương có 3 đường chéo;
D. Tại mỗi đỉnh của hình lập phương có 1 góc vuông.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 12 cạnh bằng nhau.
Do đó, hình lập phương có 8 đỉnh, 12 cạnh bằng nhau, 4 đường chéo, ba góc vuông ở mỗi đỉnh.
Bài 1 trang 33 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Vẽ thêm các nét còn thiếu để có hình hộp chữ nhật.
Lời giải:
Đường màu đỏ là đường vẽ thêm.
Bài 2 trang 33 vở thực hành Toán 7 Tập 1: a) Quan sát hình hộp chữ nhật ở hình vẽ sau và điễn vào chỗ chấm.
Các góc ở đỉnh B là: góc ….; góc ….; góc …..
Các đường chéo đã vẽ trong hình là: …………..
Các đường chéo chưa được vẽ trong hình là: …………..
b) Hãy vẽ thêm các đường chéo còn thiếu.
Lời giải:
a) Các góc ở đỉnh B là: góc góc ; góc
Các đường chéo đã vẽ trong hình là:BH; EC; AG.
Các đường chéo chưa được vẽ trong hình là: FD.
b) Đường chéo được vẽ thêm có màu đỏ.
Bài 3 trang 33 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Vẽ thêm các nét còn thiếu để được hình lập phương.
Lời giải:
Bài 4 trang 33 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’, cho biết: AB = 5 cm.
a) Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.
b) Nêu các góc ở đỉnh C.
c) Nêu các đường chéo chưa được vẽ.
Lời giải:
a) BC = 5 cm; CC’ = 5 cm do hình lập phương có 12 cạnh bằng nhau.
b) Các góc ở đỉnh C là:
c) Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’; BD’; CA’; DB’.
Bài 5 trang 34 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Tấm bìa nào sau đây có thể gấp được thành hình hộp chữ nhật.
Lời giải:
Hình a và hình c có thể gấp thành hình hộp chữ nhật vì các mặt đối diện của chúng bằng nhau.
Hình b có 1 cặp mặt đối diện không bằng nhau và hình d có 1 cặp mặt đối diện không bằng nhau.
Bài 6 trang 34 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Tấm bìa nào sau đây có thể gấp thành hình lập phương.
Lời giải:
Tấm bìa a, b và c có thể gấp thành hình lập phương vì chúng có 6 mặt và các mặt có đối diện nhau khi gấp không bị trùng lặp.
Tấm bìa d không gấp được do khi gấp tấm bìa b sẽ có 2 mặt bị chồng lên nhau.
Học sinh cắt giấy theo hình và gập kiểm tra.
Bài 7 trang 34 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Vẽ hình khai triển của hình hộp chữ nhật có chiều dài ba cạnh là 3, 4, 5 (đơn vị ô li).
Lời giải:
Bài 8 trang 35 vở thực hành Toán 7 Tập 1: Từ hai tấm bìa hình chữ nhật bên dưới, ta cắt và gấp được hai hình hộp chữ nhật có cùng kích thước. Hỏi tấm bìa nào có diện tích nhỏ hơn.
Lời giải:
Giả sử hình chữ nhật có kích thước a, b, c.
Vì hai hình chữ nhật có kích thước giống nhau nên diện tích xung quanh giống nhau. Do đó, để so sánh diện tích hai tấm bìa ta so sánh phần diện tích bị cắt bỏ.
Ở hình a, diện tích bị cắt bỏ là: (a + b + a).a.2 = (2a + b).2a = 4a2 + 2ab.
Ở hình b, diện tích bị cắt bỏ là: 2.a.a + 2.(a + b).a = 2a2 + 2a2 + 2ab = 4a2 + 2ab
Vì diện tích cắt bỏ giống nhau nên diện tích hai miếng bìa ban đầu bằng nhau.