Trắc nghiệm Toán lớp 6 Chương 6: Số thập phân
Phần 1. Trắc nghiệm Chương 6: Số thập phân
Câu 1: Tìm x, biết: 2,4 . x = − 65.0,4.
A.x = 4
B.x = −4
C.x = 5
D.x = −0,2
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Trên đĩa có 64 quả táo. Hoa ăn hết 25% số táo. Sau đó Hùng ăn số táo còn lại. Hỏi trên đĩa còn bao nhiêu quả táo?
A.30 quả
B.48 quả
C.18 quả
D.36 quả
Trả lời:
Hoa ăn số táo là 25% . 64 = 16 quả.
Số táo còn lại là 64 – 16 = 48 quả
Hùng ăn số táo là quả.
Số táo còn lại sau khi Hùng ăn là 48 – 18 = 30 quả.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Lớp 6A có 48 học sinh. Số học sinh giỏi bằng 18,75% số học sinh cả lớp. Số học sinh trung bình bằng 300% số học sinh giỏi. Còn lại là học sinh khá. Tính tỉ số phần trăm số học sinh giỏi so với số học sinh khá.
A.50%
B.125%
C.75%
D.70%
Trả lời:
Số học sinh giỏi của lớp là 18,75% . 48 = 9 học sinh
Số học sinh trung bình là 9 . 300% = 27 học sinh
Số học sinh khá là 48 – 9 – 27 = 12 học sinh
Tỉ số phần trăm số học sinh khá và số học sinh giỏi là:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Một nhà máy có ba phân xưởng, số công nhân của phân xưởng 1 bằng 36% tổng số công nhân của nhà máy. Số công nhân của phân xưởng 2 bằng số công nhân của phân xưởng 3. Biết số công nhân của phân xưởng 1 là 18 người. Tính số công nhân của phân xưởng 3.
A.12
B.20
C.18
D.25
Trả lời:
Số công nhân của cả nhà máy là 18 : 36% = 50 công nhân
Số công nhân của phân xưởng 2 và phân xưởng 3 là 50 – 18 = 32 công nhân
Vì số công nhân của phân xưởng 2 bằng số công nhân của phân xưởng 3 nên số công nhân của phân xưởng 2 bằng số công nhân của cả hai phân xưởng.
Số công nhân của phân xưởng 2 là công nhân
Số công nhân của phân xưởng ba là công nhân
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Tìm x biết
A. x = – 4
B. x = 40
C. x = – 160
D. x = 160
Trả lời:
Ta có:
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Hỗn số được chuyển thành số thập phân là:
A.1,2
B.1,4
C.1,5
D.1,8
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Phân số viết dưới dạng số thập phân là:
A.2,5
B.5,2
C.0,4
D.0,04
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Số thập phân 3,015 được chuyển thành phân số là:
A.
B.
C.
D.
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Số tự nhiên x thỏa mãn: 35,67 < x < 36,05 là:
A.35
B.36
C.37
D.34
Trả lời:
Ta có: 35,67 < x < 36,05 và x là số tự nhiên nên x = 36.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Tìm một phân số ở giữa hai phân số và
A.
B.
C.
D. Không có phân số nào thỏa mãn.
Trả lời:
Ta có:
Vậy số cần tìm phải thỏa mãn: 0,1 < x < 0,2 nên trong các đáp án trên thì x chỉ có thể là
Đáp án cần chọn là: C
Phần 2. Lý thuyết Chương 6: Số thập phân
1. Số thập phân âm
– Phân số thập phân là phân số có mẫu số là lũy thừa của 10.
– Các phân số thập phân dương được viết dưới dạng số thập phân dương.
– Các phân số thập phân âm được viết dưới dạng số thập phân âm.
Số thập phân gồm hai phần:
– Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;
– Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.
2. Số đối của một số thập phân
Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.
3. So sánh hai số thập phân
– Nếu hai số thập phân trái dấu, số thập phân dương lớn hơn số thập phân âm.
– Trong hai số thập phân âm, số nào có số đối lớn hơn thì số đó nhỏ hơn.
4. Cộng, trừ hai số thập phân
Để thực hiện các phép tính cộng và trừ các số thập phân, ta áp dụng các quy tắc về dấu như khi thực hiện các phép tính cộng và trừ các số nguyên.
– Muốn cộng hai số thập phân âm, ta cộng hai số đối của chúng rồi thêm dấu trừ đằng trước kết quả.
– Muốn cộng hai số thập phân trái dấu, ta làm như sau:
• Nếu số dương lớn hơn hay bằng số đối của số âm thì ta lấy số dương trừ đi số đối của số âm.
• Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta lấy số đối của số âm trừ đi số dương rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả.
– Muốn trừ số thập phân a cho số thập phân b, ta cộng a với số đối của b.
Nhận xét:
– Tổng của hai số thập phân cùng dấu luôn cùng dấu với hai số thập phân đó.
– Khi cộng hai số thập phân trái dấu:
• Nếu số dương lớn hơn số đối của số âm thì ta có tổng dương.
• Nếu số dương nhỏ hơn số đối của số âm thì ta có tổng âm.
5. Nhân, chia hai số thập phân dương
Muốn nhân hai số thập phân dương có nhiều chữ số thập phân, ta làm như sau:
– Bỏ dấu phẩy rồi nhân như nhân hai số tự nhiên.
– Đếm xem trong phần thập phân ở cả hai thừa số có tất cả bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số từ phải sang trái.
Muốn chia hai số thập phân dương có nhiều chữ số thập phân, ta làm như sau:
– Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số.
Chú ý: Khi chuyển dấu phẩy ở số bị chia snag phải mà không đủ chữ số, ta thấy thiếu bao nhiêu chữ số thì thêm vào đó bấy nhiêu chữ số 0.
– Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia như chia số thập phân cho số tự nhiên.
6. Nhân, chia hai số thập phân có dấu bất kì
Để thực hiện các phép tính nhân và chia số thập phân, ta áp dụng các quy tắc về dấu như đối với số nguyên để đưa về bài toán nhân hoặc chia hai số thập phân dương với lưu ý sau:
– Tích và thương của hai số thập phân cùng dấu luôn là một số dương.
– Tích và thương của hai số thập phân khác dấu luôn là một số âm.
– Khi nhân hoặc chia hai số thập phân cùng âm, ta nhân hoặc chia hai số đối của chúng.
– Khi nhân hoặc chia hai số thập phân khác dấu, ta chỉ thực hiện phép nhân hoặc phép chia giữa số dương và số đối của số âm rồi thêm dấu trừ (−) trước kết quả nhận được.
7. Tính chất của các phép tính với số thập phân
Phép tính với số thập phân âm có đầy đủ các tính chất giống như các phép tính với số nguyên và phân số:
– Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
– Tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân.
– Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
Quy tắc dấu ngoặc:
– Khi bỏ dấu ngoặc có dấu (+) đứng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên; khi bỏ dấu ngoặc có dấu (−) đứng trước, ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc.
– Khi đưa nhiều số hạng vào trong dấu ngoặc và để dấu (−) đứng trước thì ta phải đổi dấu của tất cả các số hạng đó.
8. Làm tròn số thập phân
Quy tắc làm tròn số thập phân:
Khi làm tròn các số thập phân đến hang nào thì hang đó gọi là hàng quy tròn.
Muốn làm tròn một số thập phân đến một hang quy tròn nào đó, ta thực hiện các bước sau:
– Gạch dưới chữ số thập phân của hàng quy tròn .
– Nhìn sang chữ số ngay bên phải.
• Nếu chữ số đó lớn hơn hoặc bằng 5 thì tang chữ số gạch dưới lên một đơn vị rồi thay tất các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
• Nếu chữ số đó nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên chữ số gạch dưới và thay tất các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân.
9. Ước lượng kết quả
Ta có thể sử dụng quy ước làm tròn số để ước lượng kết quả các phép tính. Nhờ đó có thể dễ dàng phát hiện ra những đáp số không hợp lí.
10. Tỉ số của hai đại lượng
Ta gọi thương trong phép chia số a cho số b (b ≠0) là tỉ số của a và b.
Tỉ số của a và b kí hiệu là a : b (cũng kí hiệu là ).
Chú ý:
– Phân số thì cả a và b phải là các số nguyên.
– Tỉ số thì a và b có thể là các số nguyên, phân số, hỗn số, số thập phân,…
– Ta thường dùng khái niệm tỉ số nói về thương của hai đại lượng cùng loại và cùng đơn vị đo.
11. Tỉ số phần trăm của hai đại lượng
Trong thực hành, ta thường dùng tỉ số dưới dạng tỉ số phần trăm với kí hiệu % thay cho .
Để tính tỉ số phần trăm của hai số a và b, ta nhân a với 100 rồi chia cho b và viết kí hiệu % vào bên phải kết quả tìm được.
12. Tìm giá trị phần trăm của một số
Muốn tìm giá trị a% của số b, ta tính: .
13. Tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó
Muốn tìm số b khi biết a% của b là c, ta tính: .
Xem thêm các bài trắc nghiệm Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Chương 5: Phân số
Trắc nghiệm Chương 6: Số thập phân
Trắc nghiệm Chương 7: Hình học trực quan
Trắc nghiệm Chương 8: Hình học phẳng và các hình học cơ bản
Trắc nghiệm Chương 9: Một số yếu tố xác suất