Giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông
Video giải vở bài tập Toán lớp 3 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông – Kết nối tri thức
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 49, 50 Bài 19 Tiết 1
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 49 Bài 1: Viết tên các đỉnh và các cạnh của mỗi hình (theo mẫu).
Lời giải
Ta viết như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 49 Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.
Trong hình vẽ bên có:
a) Các hình tam giác là: ……………………………
………………………………………………………
b) Các hình tứ giác là: ………………………………
……………………………………………………….
Lời giải
Trong hình vẽ bên có:
a) Các hình tam giác là: ABI, BIC, CID
b) Các hình tứ giác là: ABCI, IBCD, ABCD
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 49 Bài 3: Qua bốn đỉnh của hình vuông MNPQ, hãy vẽ các đoạn thẳng để chia hình vuông đó thành 4 hình tam giác.
Lời giải
Ta nối M với P, từ Q, vẽ một đường thẳng tới MP, đường thẳng đó cắt MP tại E.
Ta có 4 tam giác được tạo thành là: MPQ, MNP, MEQ, QEP.
Ta vẽ như sau:
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 50 Bài 4: Mảnh vườn nhà cô Lan có dạng hình chữ nhật ABCD. Em hãy nối các điểm đã dánh dấu (như hình vẽ) để giúp cô Lan chia mảnh vườn đó theo mỗi yêu cầu dưới đây.
a) Chia thành 2 hình tứ giác.
b) Chia thành 1 hình tam giác và 1 hình tứ giác (tìm 4 cách làm).
c) Chia thành 3 hình tam giác (tìm 2 cách làm).
Lời giải
a) Nối I với H ta được hai hình tứ giác là: AIHD và IBCH.
b) Cách 1: Nối I với D, ta được 1 hình tam giác là AID và 1 hình tứ giác là IBCD.
Cách 2: Nối I với C, ta được 1 hình tam giác là BIC và 1 hình tứ giác là AICD.
Cách 3: Nối H với A, ta được 1 hình tam giác là DHA và 1 hình tứ giác là ABCH.
Cách 4: Nối H với B, ta được 1 hình tam giác là BHC và 1 hình tứ giác là ABHD.
c) Cách 1. Nối D với I, I với C ta được 3 hình tam giác là: ADI, DIC, ICB.
Cách 2: Nối A với H, H với B, ta được 3 hình tam giác: DHA, AHB, BHC.
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 51, 52 Bài 19 Tiết 2
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 51 Bài 1:
a) Tô màu vàng vào hình vuông, màu xanh vào hình chữ nhật.
b) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Trong hình vẽ trên có mấy hình chữ nhật?
A. 1 hình
B. 2 hình
C. 3 hình
D. 4 hình
Lời giải
a) Dựa vào các dấu hiệu nhận biết hình vuông và hình chữ nhật để nhận biết:
Hình vuông có 4 góc vuông và bốn cạnh bằng nhau.
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Vậy tứ giác MNPQ là hình vuông và tứ giác CDIH là hình chữ nhật.
Ta tô màu như sau:
b) Đáp án đúng là: B
Hình chữ nhật có 4 góc vuông, hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.
Dựa vào dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, ta thấy trong các hình vẽ đã cho có hai hình chữ nhật là: ABCD và EGIH.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 51, 52 Bài 2: ?
Cho hình vuông và hình chữ nhật sau:
Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét để đo độ dài các đoạn thẳng trong hình đã cho, ta có:
a) Hình vuông có cạnh 5 cm.
b) Hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm.
c) Hình chữ nhật có chiều dài 2 cm.
Lời giải
Dùng thước có vạch chia xăng – ti – mét để đo độ dài các đoạn thẳng, ta thấy:
a) Hình vuông có cạnh 5 cm.
b) Hình chữ nhật có chiều rộng 4 cm.
c) Hình chữ nhật có chiều dài 2 cm.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 52 Bài 3: Hãy đo độ dài các đồ vật dưới đây bằng gang tay hoặc sải tay của em rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng … sải tay.
b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng … gang tay.
c) Bàn học của em có chiều dài khoảng …. gang tay.
b) Bàn học của em có chiều rộng khoảng …. gang tay.
Lời giải
Học sinh tự thực hành và điền kết quả đo vào ô trống cho phù hợp. Chẳng hạn:
a) Bảng lớp em có chiều dài khoảng gần 3 sải tay.
b) Bảng lớp em có chiều dài khoảng 20 gang tay.
c) Bàn học của em có chiều dài khoảng 10 gang tay.
b) Bàn học của em có chiều rộng khoảng 6 gang tay.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 52 Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống.
Mỗi viên gạch hoa trang trí có cạnh 5 dm. Một hình chữ nhật được ghép bở 6 viên gạch hoa như hình vẽ.
a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là …. dm.
b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là …. dm.
Lời giải
a) Chiều dài của hình chữ nhật đó là:
5 × 3 = 15 (dm)
b) Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
5 × 2 = 10 (dm)
Đáp số: a) 15 dm
b) 10 dm
Vở bài tập Toán lớp 3 Tập 1 trang 52, 53 Bài 19 Tiết 3
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 52, 53 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Cho ABCD là hình chữ nhật có BC = 20 cm, CD = 50 cm. Một con kiến đang ở điểm A (như hình vẽ).
a) Nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài … cm.
b) Nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài … cm.
c) Nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài … cm.
Lời giải
Vì ABCD là hình chữ nhật nên ta có:
AB = CD = 50 cm; AD = BC = 20 cm.
a) Đoạn thẳng AB dài 50 cm.
Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm B theo cạnh AB thì phải bò một đoạn đường dài 50 cm.
b) Đoạn thẳng AD dài 20 cm.
Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm D theo cạnh AD thì phải bò một đoạn đường dài 20 cm.
c) Độ dài đường gấp khúc ABC là:
50 + 20 = 70 (cm).
Vậy nếu con kiến muốn bò đến điểm C theo đường gấp khúc ABC thì phải bò một đoạn đường dài 70 cm.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 52 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Rùa và Ốc sên thi chạy. Hai bạn cùng xuất phát từ điểm M chạy đến đích ở điểm N nhưng theo hai đường khác nhau. Ốc sên chạy đến đích theo cạnh MN, còn Rùa chạy đến đích theo đường gấp khúc MQPN. Biết rằng MNPQ là hình chữ nhật có NP = 50 cm.
Đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy … cm.
Lời giải
Vì MNPQ là hình chữ nhật nên ta có:
MQ = NP = 50 cm; MN = QP.
Đoạn đường Ốc sên chạy là đoạn thẳng MN.
Đoạn đường Rùa chạy là:
MQ + QP + NP hay MQ + MN + NP (do QP = MN)
Vậy đoạn đường Rùa chạy dài hơn đoạn đường Ốc sên chạy là:
50 + 50 = 100 (cm)
Đáp số: 100 cm.
Vở bài tập Toán lớp 3 trang 53 Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
a) Với số lượng các que tính giống nhau nào dưới đây thì xếp được một hình vuông (không thừa que tính nào)?
A. 6 que tính
B. 7 que tính
C. 8 que tính
b) Với số lượng các que tính giống nhau nào dưới đây thì không thể xếp được một hình chữ nhật (không thừa que tính nào)?
A. 6 que tính
B. 7 que tính
C. 10 que tính
Lời giải
a) Đáp án đúng là: C
Hình vuông có 4 cạnh bằng nhau nên số que tính để xếp thành hình vuông phải là một số chia hết cho 4.
Ta có: 8 : 4 = 2
Vậy với 8 que tính giống nhau có thể xếp được thành 1 hình vuông.
b) Đáp án đúng là: B
Hình chữ nhật có hai cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau nên số que tính để xếp thành hình chữ nhật phải là một số chia hết cho 2.
Ta có: 7 không chia hết cho 2.
Vậy 7 que tính giống nhau không thể xếp được thành một hình chữ nhật (không thừa que tính nào)
Bài giảng Toán lớp 3 trang 49, 50, 51, 52, 53 Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông – Kết nối tri thức
Xem thêm các bài giải VBT Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 18: Góc vuông, góc không vuông
Bài 19: Hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông
Bài 20: Thực hàng vẽ góc vuông, vẽ đường tròn, hình vuông, hình chữ nhật và vẽ trang trí
Bài 21: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật
Bài 22: Luyện tập chung