Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
A. Lý thuyết Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
1.Tìm thừa số trong một tích
3 ca đựng nước như nhau có tất cả 6 l nước. Hỏi mỗi ca đựng mấy lít nước?
– Số lít nước ở 1 ca lấy 3 lần được 6 lít.
– Số lít nước ở một ca là
6 : 3 = 2 (l)
Muốn tìm một thừa số, ta lấy tích chia cho thừa số kia
2. Tìm số bị chia, số chia
a) Tìm số bị chia
Mai mua về một số bông hoa rồi cắm hết vào 3 lọ, mỗi lọ có 5 bông. Hỏi Mai đã mua về bao nhiêu bông hoa?
– Số bông hoa cả 3 lọ bằng số bông hoa 1 lọ nhân với 3.
– Số bông hoa cả 3 lọ là
5 x 3 = 15 (bông)
Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
b) Tìm số chia
Ví dụ: Việt cắm 15 bông hoa vào các lọ, mỗi lọ 5 bông. Hỏi Việt cắm được mấy lọ hoa như vậy?
Số lọ hoa cắm được là
15 : 5 = 3 (lọ)
Muốn tìm số chia, ta lấy số bị chia chia cho thương
B. Bài tập trắc nghiệm Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
Câu 1: Cho phép nhân có thừa số thứ nhất là 4 , thừa số thứ hai kém thừa số thứ nhất 2 đơn vị. Lấy tích của phép nhân nhân với 2 thì được kết quả là bao nhiêu?
A. 4
B. 8
C. 16
D. 48
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Vì thừa số thứ hai kém thừa số thứ nhất 2 đơn vị, nên thừa số thứ hai là:
4 – 2 = 2
Vậy tích của phép nhân là:
4 × 2 = 8
Lấy tích của phép nhân đã cho nhân với 2 ta được:
8 × 2 = 16
Câu 2: Có 15 bông hoa được đem đi cắm vào các lọ, mỗi lọ có 3 bông hoa. Hỏi cắm được mấy lọ hoa?
A. 3 lọ
B. 5 lọ
C. 8 lọ
D. 15 lọ
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Vì mỗi lọ có 3 bông hoa nên số lọ hoa cắm được là:
15 : 3 = 5 (lọ)
Câu 3: Có một số học sinh ngồi học, được chia đều vào các bàn. Nếu 2 học sinh ngồi một bàn thì vừa đủ 12 bàn. Nếu 3 học sinh ngồi một bàn thì cần bao nhiêu chiếc bàn như thế?
A. 4 bàn
B. 6 bàn
C. 8 bàn
D. 12 bàn
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Số học sinh ngồi học là:
12 × 2 = 24 (học sinh)
Vậy để 3 học sinh ngồi một bàn thì cần số bàn như thế là:
24 : 3 = 8 (bàn)
Câu 4: Thành phần thừa số trong hai phép nhân 3 × 5 = 15 và 4 × 2 = 8 là những số nào?
A. 15; 8
B. 3; 5; 4; 2
C. 3; 5; 15
D. 4; 2; 18
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có thành phần thừa số trong hai phép nhân 3 × 5 = 15 và 4 × 2 = 8 là 3; 5; 4; 2.
Câu 5: Trong phép chia 18 : 2 = 9, 18 là thành phần gì?
A. Số bị chia
B. Số chia
C. Thương
D. Tích
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Ta thấy trong phép chia 18 : 2 = 9, 18 là thành phần số bị chia.
Câu 6: Trong các phép tính sau đây, phép tính nào có số chia là 4?
A. 20 : 4 = 5
B. 4 : 2 = 2
C. 24 : 6 = 4
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Trong phép chia 20 : 4 = 5, 4 là số chia.
Trong phép chia 4 : 2 = 2, 4 là số bị chia.
Trong phép chia 24 : 6 = 4, 4 là thương.
Câu 7: Tìm một số biết rằng 32 chia cho số đó bằng tích của 2 và 4.
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Tích của 2 và 4 là:
2 × 4 = 8
Số cần tìm là:
32 : 8 = 4
Câu 8: Cho phép nhân: 4 × 8 × 2 = 64
Phép nhân trên có mấy thừa số?
A. 2 thừa số
B. 3 thừa số
C. 4 thừa số
D. 5 thừa số
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Phép nhân đã cho có ba thừa số là 4; 8 và 2.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 12: Bảng nhân 9, bảng chia 9
Lý thuyết Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia
Lý thuyết Bài 14: Một phần mấy
Lý thuyết Bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Lý thuyết Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn
Bài giảng Toán lớp 3 trang 39, 40, 41 Bài 13: Tìm thành phần trong phép nhân, phép chia – Kết nối tri thức