Lý thuyết Toán lớp 3 Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số
A. Lý thuyết Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số
1. Làm quen với biểu thức
a) Ví dụ về biểu thức
Tính độ dài các đường gấp khúc ABC và ABCD (như hình vẽ).
5 + 5; 24 – 7; 5 x 2; 8 : 2; 5 x 2 + 8; 18 : 3 – 2; …. là các biểu thức
b) Giá trị của biểu thức
Cho biểu thức: 35 + 8 – 10
– Tính: 35 + 8 – 10 = 43 – 10
= 33
– Giá trị của biểu thức 35 + 8 – 10 là 33.
2. Tính giá trị của biểu thức
– Nếu trong biểu thức có chứa các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
– Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ hoặc chỉ có phép tính nhân, chia ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
3. Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc
Nếu trong biểu thức có dấu ngoặc thì ta thực hiện các phép tính ở trong ngoặc trước.
B. Bài tập trắc nghiệm Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số
Câu 1: Trong các biểu thức sau, biểu thức nào có giá trị bằng 34?
A. 56 + 12 – 30
B. 20 + 48 – 34
C. 40 – 2 + 24
D. 107 – 56 – 24
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
Ta có
56 + 12 – 30 = 68 – 30 = 38
20 + 48 – 34 = 68 – 34 = 34
40 – 2 + 24 = 38 + 24 = 62
107 – 56 – 24 = 51 – 24 = 27
Biểu thức có giá trị bằng 34 là 20 + 48 − 34.
Câu 2: Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự…..
A. Từ trái sang phải
B. Từ phải sang trái
C. Từ trên xuống dưới
D. Tùy ý
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Giải thích:
Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Câu 3: Giá trị của biểu thức 48 : 2 × (12 : 4) là:
A. 69
B. 70
C. 71
D. 72
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
Ta có:
48 : 2 × (12 : 4)
= 48 : 2 × 3
= 24 × 3
= 72
Vậy giá trị của biểu thức 48 : 2 × (12 : 4) là 72.
Câu 4: So sánh hai biểu thức sau:
12 × 2 và 54 – 30
A. 12 × 2 > 54 – 30
B. 12 × 2 < 54 – 30
C. 12 × 2 = 54 – 30
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
12 × 2 = 24 và 54 – 30 = 24
Vậy 12 × 2 = 54 − 30.
Câu 5: Khi ta gấp số 28 lên 3 lần rồi bớt đi 20 thì ta viết được biểu thức nào?
A. 3 + 28 – 20
B. 28 : 3 – 20
C. 28 × 3 – 20
D. 20 – 3 × 28
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Khi ta gấp 3 lần số 28 rồi bớt đi 20 thì ta viết được biểu thức 28 × 3 − 20.
Câu 6: Giá trị của biểu thức 900 – 500 − 400 là:
A. 900
B. 0
C. 400
D. 500
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Giải thích:
900 – 500 − 400
= 400 − 400
= 0
Câu 7: Biểu thức nào có giá trị bằng 525?
A. 725 – 225
B. 200 + 352
C. 300 + 200 + 25
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Giải thích:
Ta có:
725 – 225 = 500
200 + 352 = 552
300 + 200 + 25 = 525
Vậy biểu thức 300 + 200 + 25 có giá trị bằng 525.
Câu 8: Giá trị của biểu thức 98 : 2 + 124 là:
A. 170
B. 171
C. 172
D. 173
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Giải thích:
98 : 2 + 124
= 49 + 124
= 173
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 3 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 37: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
Lý thuyết Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số
Lý thuyết Bài 39: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
Lý thuyết Bài 45: Các số có bốn chữ số. Số 10 000
Lý thuyết Bài 46: So sánh các số trong phạm vi 10 000
Bài giảng Toán lớp 3 trang 94, 95, 96, 97 Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số – Kết nối tri thức