Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự
Phần 1. Trắc nghiệm Tin học 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự
Câu 1. Cho sơ đồ khối như sau, đầu ra của thuật toán dưới là gì?
A. Số lượng tên học sinh.
B. Tên học sinh bị trùng.
C. Có tìm thấy tên học sinh cần tìm không.
D. Danh sách tên học sinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Đầu vào: Danh sách tên học sinh.
Đầu ra: Có tìm thấy tên học sinh cần tìm không.
Câu 2. Cho sơ đồ khối dùng để mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự tên sách như hình bên dưới:
Thông tin đầu vào tại vị trí X (phía dưới bắt đầu) là?
A. Tên sách cần tìm
B. Danh sách tên sách
C. Danh sách họ tên học sinh
D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự tên sách thì cần có thông tin đầu vào là danh sách tên sách.
Câu 3. Trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên thì bước “Trả lời Tìm thấy và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc” là bước thứ mấy của thuật toán?
A. Bước 2
B. Bước 3
C. Bước 4
D. Bước 5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên thì bước “Trả lời Tìm thấy và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc” là bước thứ 4 của thuật toán.
Câu 4. Bước 1 trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên là gì?
A. Kiểm tra đã hết danh sách chưa.
B. Xét phần tử đầu tiên của danh sách.
C. Trả lời “không tìm thấy” và kết thúc.
D. Trả lời “Tìm thấy” và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên thì bước 1 là: Xét phần tử đầu tiên của danh sách.
Câu 5. Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện:
A. Lấy ngẫu nhiên một số trong dãy số để so sánh với số cần tìm.
B. So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
C. Sắp xếp dãy số theo thức tự tăng dần.
D. So sánh số cần tìm với số ở giữa dãy số.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Để tìm kiếm một số trong dãy số bằng thuật toán tìm kiếm tuần tự, ta thực hiện: So sánh lần lượt từ số đầu tiên trong dãy số với số cần tìm.
Câu 6. Đâu là phát biểu đúng khi nói đến thuật toán tìm kiếm tuần tự?
A. Thực hiện tìm lần lượt từ đầu đến cuối danh sách.
B. Khi chưa tìm thấy và chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
C. Cả A, B đúng.
D. Cả A, B sai.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện tìm lần lượt từ đầu đến cuối danh sách. Khi chưa tìm thấy và chưa tìm hết thì còn tìm tiếp.
Câu 7. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc gì?
A. Lưu trữ dữ liệu.
B. Sắp xếp dữ liệu theo chiều tăng dần.
C. Xử lí dữ liệu.
D. Tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc tìm kiếm dữ liệu cho trước trong một danh sách đã cho.
Câu 8. Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như thế nào?
A. Sắp xếp lại dữ liệu theo thứ tự bảng chữ cái.
B. Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
C. Cho nhỏ dữ liệu thành từng phần để tìm kiếm.
D. Bất đầu tìm từ vị trí bất kì trong danh sách.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện công việc như sau: Xem xét mục dữ liệu đầu tiên, sau đó xem xét từng mục dữ liệu tiếp theo cho đến khi tìm thấy mục dữ liệu được yêu cầu hoặc đến khi hết danh sách.
Câu 9. Trong tìm kiếm tuần tự thì có mấy điều kiện cần kiểm tra để dừng vòng lặp?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Trong tìm kiếm tuần tự thì có 2 điều kiện cần kiểm tra để dừng vòng lặp.
– Kiểm tra xem thông tin đó đã đúng với thông tin cần tìm không.
– Kiểm tra đã hết danh sách chưa.
Câu 10. Cho sơ đồ khối như sau mô tả thuật toán?
A. Thuật toán tìm kiếm tên khác hàng
B. Thuật toán tìm kiếm địa chỉ khách hàng
C. Thuật toán tìm kiếm tên học sinh
D. Thuật toán tìm kiếm địa chỉ học sinh
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Sơ đồ khối như trên dùng để mô tả thuật toán tìm kiếm tên học sinh.
Câu 11. Có 6 thẻ số, mỗi thẻ được ghi số ở một mặt và mặt còn lại không ghi gì. Đặt úp các thẻ số trên mặt bàn và xếp thành một dãy như hình dưới đây.
Em hãy cho biết để thực hiện tìm một số bất kì trong dãy số ghi trên các thẻ ở hình trên bằng cách?
A. Lật một thẻ ngẫu nhiên.
B. Lần lượt lật các thẻ số lên cho đến khi tìm được số cần tìm.
C. Lật thẻ đầu tiên.
D. Lật thẻ cuối cùng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Để thực hiện tìm một số bất kì trong dãy số ghi trên các thẻ em lần lượt lật các thẻ số lên cho đến khi tìm được số cần tìm.
Câu 12. Thuật toán tìm kiếm tuần tự một số trong dãy số A dừng khi nào?
A. Nếu tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A.
B. Nếu tìm đến giá trị cuối trong dãy số mà không tìm thấy giá trị cần tìm.
C. Nếu tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A hoặc nếu tìm đến giá trị cuối trong dãy số mà không tìm thấy giá trị cần tìm.
D. Đáp án khác
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Thuật toán tìm kiếm tuần tự một số trong dãy số A dừng khi tìm thấy giá trị cần tìm trong dãy A hoặc tìm đến giá trị cuối trong dãy số mà không tìm thấy giá trị cần tìm.
Câu 13. Trong thuật toán tìm kiếm tuần tự với N=8; K=6 và dãy A như sau:
4 |
9 |
7 |
1 |
6 |
3 |
5 |
8 |
Khi thuật toán kết thúc thì i nhận giá trị là bao nhiêu?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Khi thuật toán kết thúc thì i nhận giá trị là 5 vì vị trí 5 có giá trị là 6.
Câu 14. Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có mấy bước?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự bằng ngôn ngữ tự nhiên gồm có 5 bước.
Bước 1. Xét vị trí đầu tiên của danh sách.
Bước 2. Nếu giá trị của phần tử ở vị trí đang xét bằng giá trị cần tìm thì chuyển sang Bước 4, nếu không thì chuyển đến vị trí tiếp theo.
Bước 3. Kiểm tra đã hết danh sách chưa. Nếu đã hết danh sách thì chuyển sang Bước 5, nếu chưa thì lặp lại từ Bước 2.
Bước 4. Trả lời “Tìm thấy” và chỉ ra vị trí phần tử tìm được; Kết thúc.
Bước 5. Trả lời “Không tìm thấy”; Kết thúc.
Câu 15. Xét thuật toán tìm kiếm tuần tự sau:
B1. Nhập N, các số hạng a1, a2, …, an và khóa k;
B2. i <- 1;
B3. Nếu ai = k thì thông báo chỉ số i rồi kết thúc;
B4. i <- i + 1;
B5. Nếu i > N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k, rồi kết thúc;
B6. Quay lại bước 3.
Hãy cho biết thao tác ở bước 4 trong thuật toán trên được thực hiện tối đa bao nhiêu lần?
A. 0
B. 1
C. n
D. Không xác định được.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Trong thuật toán trên thì bước 4 (i <- i +1;) thực hiện tối đa n lần trong trường hợp không có giá trị ai nào bằng với khóa k.
Phần 2. Lý thuyết Tin học 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự
1. Thuật toán tìm kiếm tuần tự
– Thuật toán tìm kiếm tuần tự thực hiện tìm lần lượt từ đầu đến cuối danh sách, chừng nào chưa tìm thấy và chưa tìm hết thì còn tìm tiếp
– Mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên
Bước 1. Xét phần tử đầu tiên của danh sách
Bước 2. Nếu giá trị của phần tử đang xét bằng giá trị cần tìm thì chuyển sang Bước 4, nếu không thì thực hiện bước 3
Bước 3. Kiểm tra đã hết danh sách chưa. Nếu đã hết danh sách thì chuyển sang bước 5, nếu chưa lặp lại bước 2
Bước 4. Trả lời “Tìm thấy” và chỉ ra phần tử tìm được; kết thúc
Bước 5. Trả lời “Không tìm thấy”; kết thúc
– Ví dụ tìm kiếm địa chỉ khách hàng của An được mô tả ở sơ đồ khối trong Hình 1.
Hình 1. Sơ đồ khối mô tả thuật toán tìm kiếm tuần tự địa chỉ khách hàng
Xem thêm các bài trắc nghiệm Tin học 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 11: Tạo bài trình chiếu
Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 12: Định dạng đối tượng trên trang chiếu
Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 14: Thuật toán tìm kiếm tuần tự
Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 15: Thuật toán tìm kiếm nhị phân
Trắc nghiệm Tin học lớp 7 Bài 16: Thuật toán sắp xếp