Giới thiệu về tài liệu:
– Số trang: 19 trang
– Số câu hỏi trắc nghiệm: 42 câu
– Lời giải & đáp án: có
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 có đáp án: Hoạt động của hệ mạch – Sinh Học lớp 11:
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH HỌC LỚP 11
BÀI 19: HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH
Câu 1: Mao mạch là
A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu
hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
C. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu và tế bào.
D. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Lời giải:
Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời
là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Mao mạch là những mạch máu
A. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm
trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa
máu và tế bào.
C. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi
chất giữa máu và tế bào.
D. Phân biệt động mạch và tĩnh mạch, không tiến hành trao đổi chất giữa máu với
tế bào.
Lời giải:
Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời
là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3: Tĩnh mạch là:
A. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch
và đưa máu về tim.
B. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ
mao mạch đưa về tim.
C. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ
mao mạch đưa về tim.
D. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch
đưa về tim.
Lời giải:
Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ
mao mạch đưa về tim.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tĩnh mạch là những mạch máu:
A. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
B. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
C. Từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về
tim.
D. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về
tim.
Lời giải:
Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ
mao mạch đưa về tim.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện
lớn nhât?
A. Động mạch.
B. Mạch bạch huyết.
C. Tĩnh mạch.
D. Mao mạch.
Lời giải:
Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất
lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện
lớn nhât?
A. Động mạch.
B. Mạch bạch huyết.
C. Tĩnh mạch.
D. Mao mạch.
Lời giải:
Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất
lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:
A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.
B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.
C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.
D. Tim phải cho bóp theo chu kì.
Lời giải:
Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể máu phải chảy rất
chậm trong mao mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:
A. Dòng máu chảy liên tục
B. Sự va đẩy của các tế bào máu
C. Co bóp của mạch.
D. Năng lượng co tim.
Lời giải:
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự co bop của tim.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Lời giải:
Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Huyết áp là gì ?
A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất
B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch
C. Ap lực của máu vào thành mạch
D. Ap lực máu trong tim
Lời giải:
Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân
tử máu với nhau khi vận chuyển.
Lời giải:
Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng
và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch chứ không chỉ do sự ma sát của
máu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.
1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các
phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Có bao nhiêu kết luận không đúng?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Lời giải:
1. đúng
2. đúng
3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm
4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi
vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu
5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Hệ mạch máu của người gồm:
I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch.
Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II.
B. I → II → III.
C. II → III → I.
D. III → I → II.
Lời giải:
Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh
mạch → động mạch
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Máu của người chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch.
B. Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch.
D. Mao mạch → Động mạch → Tĩnh mạch.
Lời giải:
Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh
mạch → động mạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Động mạch là
A. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ
quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
B. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ
quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
C. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và
không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
D. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ
quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan
Lời giải:
Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến
các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Động mạch là những mạch máu
A. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham
gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
B. Chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia
điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
C. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản
phẩm bài tiết của các cơ quan
D. Xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều
hoà lượng máu đến các cơ quan.
Lời giải:
Động mạch là những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến
các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tiêt diện nhỏ
nhât?
A. Mao mạch.
B. Mạch bạch huyết.
C. Tĩnh mạch.
D. Động mạch.
Lời giải:
Mao mạch có tiêt diện nhỏ nhất nhưng xét cả cơ thể thì có tổng tiết diện lớn nhất,
dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?
A. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn.
B. Vì mao mạch thường ở xa tim.
C. Vì số lượng mao mạch lớn hơn
D. Vì áp lực co bóp của tim giảm.
Lời giải:
Mao mạch có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất lớn → có tổng tiết diện lớn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Vì sao ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất?
A. Vì tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn.
B. Vì số lượng tĩnh mạch nhiều hơn động mạch.
C. Vì số lượng tĩnh mạch lớn.
D. Vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.
Lời giải:
Ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.
Theo đó huyết áp ở động mạch là lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế
bào ?
A. Vận tốc dòng máu chảy rất chậm
B. Thành mạch chỉ được cấu tạo bởi một lớp biểu bì
C. Phân nhánh dày đặc đến từng tế bào
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải:
Mao mạch có thành mỏng, vận tốc máu chậm, phân nhánh đến tế bào → trao đổi
chất hiệu của với tế bào.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21: Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ
làm vỡ mạch.
C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết
áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết
cao dễ làm vỡ mạch.
Lời giải:
Vì mạch bị xơ cứng, tính đan đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp
cao dễ làm vỡ mạch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết
áp?
A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao
huyết áp.
C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.
D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
Lời giải:
Người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp vì thành mạch dày
lên tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23: Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:
A. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 120mmHg.
B. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 60mmHg
C. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 110mmHg.
D. Huyết áp cực đại thường xuống dưới 90mmHg.
Lời giải:
Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi huyết áp cực đại thường xuống dưới 100mmHg
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24: Phần nào của hệ mạch dưới đây sẽ có huyết áp lớn nhất?
A. Tiểu tĩnh mạch
B. Tĩnh mạch chủ
C. Tiểu động mach.
D. Mao mạch
Lời giải:
Tiểu động mạch có huyết áp lớn nhất.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25: Huyết áp giảm dần từ
A. động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
B. động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
D. tĩnh mạch → mao mạch → động mạch.
Lời giải:
Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?
A. Huyết áp bình thường → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim
mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết
áp tăng cao → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
B. Huyết áp tăng cao → Trung khu điều hoà tim mạch ở hành não → Thụ thể áp
lực mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp
bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim
mạch ở hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết
áp bình thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
D. Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim
mạch ở hành não → Thụ thể áp lực ở mạch máu → Tim giảm nhịp và giảm lực co
bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình thường.
Lời giải:
Huyết áp tăng cao → Thụ thể áp lực mạch máu → Trung khu điều hoà tim mạch ở
hành não → Tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → Huyết áp bình
thường → Thụ thể áp lực ở mạch máu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27: Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và
mạnh, mạch co lại khi:
A. Huyết áp giảm.
B. Nồng độ CO2 tăng.
C. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng.
D. Huyết áp giảm và nồng độ CO2 giảm.
Lời giải:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại
khi huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28: Tốc độ máu chảy trong một giây là?
A. Huyết áp.
B. Vận tốc máu.
C. Nhịp tim.
D. Không xác định được
Lời giải:
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Tốc độ máu chảy trong một giây là?
A. Huyết áp.
B. Vận tốc máu.
C. Nhịp tim.
D. Không xác định được
Lời giải:
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 30: Vận tốc máu là?
A. Tốc độ máu chảy trong một giây.
B. Áp lực của máu lên thành mạch.
C. Số nhịp đập trên một phút.
D. Không xác định được.
Lời giải:
Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Vận tốc máu ở các mạch giảm theo chiều?
A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.
D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
Lời giải:
Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32: Vận tốc máu ở các mạch tăng theo chiều?
A. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
B. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
C. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch.
D. Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
Lời giải:
Vận tốc trong hệ mạch tăng theo chiều Mao mạch → tĩnh mạch → động mạch.
Đáp án cần chọn là: D
Xem thêm