Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Bài 14
NHẬT BẢN GIỮA HAI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939)
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: :
– Nắm được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong mười năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội.
+ Hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.
– Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật.
– Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó.
– Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử
– Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.
– Lược đồ Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
– Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918 – 1939
– Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK)
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Câu 1: Nêu các giai đoạn phát triển của lịch sử nước Mĩ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 – 1939.
Câu 2: Em hãy nêu những điểm cơ bản trong sửa chữa mới của Ru-dơ-ven.
Nhật Bản là nước duy nhất ở châu Á, được xếp vào hàng ngũ các cường quốc tư bản. Trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cường quốc tư bản duy nhất ở châu Á này phát triển như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)
Hoạt động của GV và HS |
Kiến thức cơ bản HS cần nắm được |
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân – GV dùng lược đồ thế giới để giới thiệu lại cho HS thấy được vị trí của nước Nhật. Năm 1914: Nhật gia nhập phe đồng minh, tuyên chiến với Đức, tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1918 chiến tranh kết thúc, với tư cách là một nước thắng trận, Nhật được làm chủ bán đảo Sơn Đông của Trung Quốc, các đảo ở Thái Bình Dương thuộc phía Bắc đường xích đạo (vốn là thuộc địa của Đức). Mặc dù Nhật tham chiến nhưng chiến tranh không lai tới nước Nhật, giống như Mĩ, Nhật không bị chiến tranh tàn phá, không mất mát gì trong chiến tranh. Ngược lại chiến tranh đã đem lại rất nhiều cơ hội cho nước Nhật – Chiến tranh thế giới thứ nhất được coi là “ Cuộc chiến tranh tốt nhất” trong lịch sử Nhật Bản vì những mối lợi mà Nhật thu được. Nhật Bản là nước thứ 2 sau Mĩ thu được nhiều lợi lộc trong chiến tranh. |
I. Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 – 1923
|
– Nhìn chung sau chiến tranh Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp. – GV yêu cầu HS theo dõi SGK, liên hệ với những phần đã học từ trước để phát biểu những lợi thế của Nhật sau chiến tranh. |
* Kinh tế: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp. |
– HS theo dõi SGK phát biểu. |
|
– GV nhận xét, kết luận |
|
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá |
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá |
+ Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí |
+ Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí |
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. |
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu. |
Þ Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng rất nhanh |
® Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng nhanh. |
– GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy những biểu hiện tăng trưởng của kinh tế Nhật trong và sau chiến tranh |
|
– HS theo dõi SGK trả lời |
|
– GV nhận xét, kết luận |
|
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá |
|
+ Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí |
|
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh, Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu |
|
– GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy những biểu hiện tăng trưởng của kinh tế Nhật trong và sau chiến tranh |
|
– HS theo dõi SGK trả lời |
|
– GV bổ sung, kết luận về biểu hiện phát triển kinh tế: |
|
+ Trong vòng 6 năm (1914 – 1919) sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. Riêng sản lượng chế tạo máy móc và hóa chất tăng 7 lần. Sự bột phát của kinh tế Nhật còn tiếp tục khoảng 18 tháng kể từ sau chiến tranh kết thúc. Nhiều công ty hiện có đều mở rộng sản xuất của mình. Hàng hóa của Nhật tràn ngập các thị trường châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia), Nhật Bản trở thành chủ nợ của các đồng minh châu Âu. |
+ Biểu hiện: Năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp Nhật tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần. |
+ Tuy nhiên nền kinh tế Nhật phát triển chỉ một vài năm đầu sau chiến tranh, nhìn chung kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định trong thập niên 20 thế kỉ XX ® Năm 1920 – 1921 nước Nhật lại lâm vào khủng hoảng. |
– Năm 1920 – 1921 Nhật Bản lâm vào khủng hoảng |
– Nguyên nhân đưa đến khủng hoảng là do dân số tăng quá nhanh, thiếu nguyên liệu sản xuất và thị trường tiêu thụ mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp đặc biệt là do trận động đất năm 1922 ở Tô-ki-ô |
|
GV có thể dùng bức ảnh “ Thủ đô Tôkiô sau trận động đất tháng 9/1923”: giúp HS nhận thức được Nhật Bản là một nước thường xuyên diễn ra những trận động đất. Trong bức ảnh thủ đô Tôkiô chỉ còn là đống đổ nát, trận động đất làm cho khủng hoảng 140.000 người chết hoặc mất tích trong các đống đổ nát, hàng tỉ đô la tài sản bị tiêu tàn. |
|
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân |
|
– GV trình bày tiếp tình hình kinh tế nông nghiệp ở Nhật Bản: công nghiệp vẫn kém phát triển do tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông thôn – giá lương thực thực phẩm là giá gạo vô cùng đắt đỏ, đời sống người lao động không được cải thiện. Phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân bùng lên mạnh mẽ những năm sau chiến tranh, tiêu biểu là cuộc “ Bạo động lúa gạo” vào mùa thu năm 1918. |
– Về xã hội: Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân.
– Tiêu biểu có cuộc bạo động lúa gạo |
GV cung cấp thêm HS về cuộc “ bạo động lúa gạo”: là cuộc đấu tranh của những người nông dân nghèo đói, phá các kho thóc, đốt phá nhà cửa của bọn nhà giàu, cuộc bạo động này lan rộng trên một phần lớn lãnh thổ nước Nhật, lôi kéo đông đảo nông dân, những người đánh cá, người tiểu tư sản thành thị và đông đảo giai cấp vô sản Þ cuộc đấu tranh mang tính quần chúng rộng lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nó đã giáng một đòn mạnh vào giai cấp tư sản và địa chủ thống trị ở Nhật Bản. |
+ Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng Cộng sản Nhật thành lập |
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân – GV yêu cầu HS Nhật Bản 1924 – 1929 để thấy được điểm nổi bật trong nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn này |
2. Nhật Bản trong những năm 1924 – 1929) * Kinh tế |
– HS theo dõi SGK, rút ra nhận xét; nêu lên điểm nổi bật của kinh tế Nhật từ 1924 – 1929 |
|
– GV nhận xét, chốt ý |
|
+ Nhìn chung trong giai đoạn 1924 có những biểu hiện của sự phát triển bấp bênh không ổn đinh. Năm 1926 công nghiệp của Nhật mới được phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh. Tuy nhiên đến năm 1927 Nhật lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng ở Tôkiô bị phá sản. Khủng hoảng tài chính đã làm mất lòng tin của nhân dân và các giới kinh doanh và đẩy lùi sự phục hồi kinh tế ngắn ngủi của Nhật. Năm 1927 phần lớn các xí nghiệp ở Nhật Bản chỉ sử dụng 20 – 25% công suất. Từ năm 1926 đến năm 1928 số công nhân công nghiệp giảm sút gần 10%, số người thất nghiệp năm 1928 là 1 triệu người – nông dân bị bần cùng hóa, sức mua kém càng làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp. |
– Từ 1924 – 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định. + Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh + Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ |
+ Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do Nhật Bản là một nước nghèo nguyên liệu, nhiêu liệu nên phải nhập khẩu quá mức, tính cạnh tranh yếu do phải phụ thuộc vào thị trường nguyên liệu. |
|
– GV nêu câu hỏi: Em hãy tìm ra điểm giống và khác nhau giữa nước Mĩ và Nhật trong thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất |
|
– HS dựa vào những phần kiến thức đã học kết nối các sự kiện suy nghĩ trả lời: |
|
+ Giống nhau: Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi lộc trong và sau chiến tranh, không bị tổn thất gì nhiều. |
|
+ Khác nhau: Kinh tế Nhật phát triển bấp bênh không ổn định, chỉ phát triển một thời gian ngắn rồi lại lâm vào khủng hoảng. Còn nước Mĩ phát triển phồn vinh trong suốt thập kỉ 20 của thế kỉ XX. |
|
– GV có thể sau trực tiếp câu hỏi: Tại sao sau chiến tranh cùng có lợi như nhau mà kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định còn kinh tế Mĩ phát triển ổn định. |
|
– HS dựa vào những kiến thức đã học suy nghĩ trả lời. |
|
+ Mĩ : chú trọng cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý sản xuất, sức cạnh tranh cao, nguyên liệu dồi dào, vốn lớn. |
|
+ Nhật: nguyên liệu, nhiên liệu khan hiếm phải nhập khẩu quá mức, sức cạnh tranh yếu, công nghiệp không được cải thiện, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, sức mua của người dân thấp |
|
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân |
|
– GV hướng dẫn HS khai thác SGK, để thấy được những nét chính trong tình hình chính trị – xã hội Nhật Bản qua 2 thời kỳ đầu và cuối thập niên 20. |
|
– HS theo dõi SGK sau đó nêu lên những nét chính trong tình hình chính trị – xã hội Nhật Bản năm 1924 – 1929 |
|
– GV gọi HS khác bổ sung cho bạn |
|
-GV nhận xét, chốt ý: |
|
+ NHững năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị như ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quốc phòng. Giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác như công nhận Liên Xô (1925), ký với Liên Xô bản thỏa ước nhằm giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Với Trung Quốc cũng thi hành chính sách mềm dẻo hơn và cố gắng thâm nhập bằng kinh tế vào thị trường này. |
– Về chính trị xã hội: + Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật đã thi hành một số cải cách chính trị |
+ Đến 1927 do khủng hoảng kinh tế nên chính phủ do Catô Cômây (lãnh tụ của tài phiệt) đứng đầu đã bị lật đổ. Tướng Tanaca một phần tử quân phiệt phản động đã thành lập chính phủ mới mở đầu một giai đoạn mới trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật. Từ khi Tanaca lên cầm quyền đã thực hiện một chính sách đối nội, đối ngoại, phản động, hiếu chiến. Chủ trương dùng vũ lực để bàng trướng ra bên ngoài nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Cùng với việc quân sự hóa đất nước, năm 1927 Ta-na-ca vạch kế hoạch chiến tranh tòan cầu. Chính phủ Ta-na-ca thất bại |
+ Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến. Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại. |
* Hoạt động 3: Cá nhân |
|
– GV nêu câu hỏi: Em hãy khái quát tình hình Nhật Bản từ 1918 – 1929 có những điểm gì nổi bật về kinh tế, chính trị? |
|
– HS khái quát lại phần vừa học để trả lời. GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. |
|
– GV nhận xét, kết luận: |
|
+ Về kinh tế: Từ 1918 – 1929 các giai đoạn phát triển ổn định rất ngắn, xen kẽ với những giai đoạn khủng hoảng suy yếu. Nhìn chung kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định. |
|
+ Về chính trị: Trước năm 1927 chính phủ tương đối ổn định. Từ khi chính phủ Ta-na-ca thành lập đã thực hiện những chính sách đối nội, đối ngoại, phản động, hiếu chiến. |
|
* Hoạt động 2: Cả lớp – GV nhắc bài: Từ đầu năm 1927 ở Nhật Bản đã xuất hiện những dấu hiệu của cuộc khủng hoảng kinh tế (cuộc khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng ở Tôkiô phá sản). Đến năm 1929 sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến đại suy thoái ở phương Tây, kéo theo sự khủng hoảng suy thoái của kinh tế Nhật. |
II. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật 1.Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động vào nền kinh tế Nhật Bản làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong Nông nghiệp. |
Khủng hoảng diễn ra trầm trọng, nhất là Nông nghiệp do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. |
|
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân |
|
– GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự suy giảm của kinh tế Nhật và hậu quả của nó |
|
– HS theo dõi SGK biểu hiện suy giảm và hậu quả |
– Biểu hiện |
– GV kết luận: |
+ Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5% |
+ Sản lượng công nghiệp năm 1930 giảm 32,5% |
+ Nông nghiệp giảm 1,7 % + Ngoại thương giảm 80% |
+ Nông nghiệp suy thoái trầm trọng nhất, giảm 17 tỉ yên, giá gạo năm 1933 so với năm 1929 hạ xuống một nửa. |
+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng |
+ Hậu quả: Năm 1931 khủng hoảng kinh tế đạt đến đỉnh cao theo những hậu quả xã hội, tai hại:Nông dân bị phá sản, 2/3 nông dân mất ruộng, mất mùa, đói kém, số công nhân thất nghiệp lên tới 3.000.000 người. Mâu thuẫn xã hội lên cao, những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra quyết liệt, năm 1929 có 276 cuộc bãi công nổ ra, năm 1930 có 907 và năm 1931 có 998 cuộc bãi công. |
+ Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt . |
* Hoạt động 1: Cá nhân – GV nêu câu hỏi: Để giải quyết khủng hoảng mỗi nước tư bản có con đường khác nhau. Em hãy cho biết nước Đức và Mĩ đã giải quyết khủng hoảng bằng con đường nào? |
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước. |
– HS nhớ lại kiến thức bài cũ trả lời: |
|
+ Nước Đức đã chọn con đường phát xít hóa bộ máy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, chuẩn bị phát động chiến tranh xâm lược. |
|
+ Nước Mĩ tiến hành cải cách dân chủ thực hiện “ Chính sách mới” dùng sức mạnh, biện pháp của nhà nước để điều tiết nền kinh tế, giải quyết các vấn đề Chính trị – xã hội. |
|
– GV nêu vấn đề: Giống nước Đức, Nhật Bản là nước tư bản trẻ, chậm trễ trong cuộc chạy đua xâm lược thuộc địa, nước Nhật lại khan hiếm nguyên liệu, sức mua trong nước rất thấp. Nước Nhật vốn có truyền thống quân phiệt hiếu chiến, nhu cầu thị trường thuộc địa rất lớn. Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. |
– Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược. |
– HS nghe, ghi bài. |
|
* Hoạt động 2: – GV nhắc lại kiến thức cũ: Ở nước Đức quá trình phát xít hóa thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít do Hít le đứng đầu. Còn ở Nhật quá trình quân phiệt hóa bộ máy, nhà nước diễn ra như thế nào? Có đặc điểm gì? |
– Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa.
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước tiến hành chiến tranh xâm lược. |
– GV yêu cầu HS đọc SGK phần chữ nhỏ để thấy được đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật. |
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30. |
– GV gọi HS trả lời và gọi 1 HS khác để nhận xét bổ sung. |
|
– GV chốt ý |
|
+ Do ở Nhật đã có sẵn chế độ chuyên chế Thiên hoàng (không phải chế độ dân chủ đại nghị như ở Đức), vì vậy quá trình quân phiệt hóa chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa xâm lược, thuộc địa. Bọn quân phiệt nắm giữ mọi quyền lực chủ chốt, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội Nhật Bản, chúng tăng cường quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược. |
|
+ Do những bất công trong nội bộ giới cầm quyền Nhật về cách thức tiến hành chiến tranh xâm lược, phái “sỹ quan trẻ” (Tân Hưng) được bọn tài phiệt mới ủng hộ, chủ trương lật đổ chính phủ lập hiến. Thành lập chính phủ độc tài quân phiệt và khẩn trương tiến hành chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Còn phái “sỹ quan già” (Thống chế), muốn dùng bộ máy nhà nước sẵn có tiến hành chiến tranh thận trọng có chuẩn bị. Mâu thuẫn nội bộ đó đã làm cho quá trình quân phiệt ở Nhật kéo dài trong suốt thập niên 30. Từ 1932 – 1935 những cuộc xung đột gay gắt diễn ra giữa hai phái. Từ năm 1937 cuộc đấu tranh nội bộ đã chấm dứt, từ đó giới cầm quyền Nhật tập trung vào quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường tính chất phát xít, thừa nhận cương lĩnh chiến tranh, thi hành những chính sách phản động, hiếu chiến. |
|
Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. |
– Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa. |
* Hoạt động 3: |
|
Trung Quốc là thị trường rộng lớn, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của Nhật. Tháng 9/1931 quân đội Nhật đã đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc biến toàn bộ vùng Đông Bắc thành thuộc địa của Nhật, từ đó làm bàn đạp tấn công châu Á. |
+ Năm 1931, Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu Á. |
– GV minh họa bằng bức hình “ Quân đội Nhật đánh chiếm Mãn Châu Trung Quốc” tháng 9/1931 và bức hình “Quân đội Nhật chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931”. Hình ảnh đội quân Quan Đông của Nhật, mang vũ khí quân trang, quân dụng hàng ngũ, chỉnh tề rầm rập tiến vào chiếm đóng các thành phố Đông Bắc Trung Quốc, không gặp sự chống cự nào. Toàn bộ vùng Đông Bắc giàu có của Trung Quốc bị quân Nhật giày xéo, rơi vào tay quân Nhật. Trên đường phố những người dân Trung Quốc đang phải chứng kiến cảnh mất nước, chứng kiến sự giày xéo của quân xâm lược. |
– Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á. |
– GV tiểu kết: Bên cạnh chính sách đối ngoại, hiếu chiến Nhật còn thực hiện chính sách đối nội phản động, phát xít chính quyền, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân, quân sự hóa đất nước, Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á. |
|
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân – GV thông báo ngay từ đầu chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã bị đa số quân đội và nhân dân Nhật phản đối, dần dần phát triển thành phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt. |
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản |
– GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật, để thấy được. |
|
+ Lãnh đạo phong trào |
|
+ Hình thức đấu tranh |
|
+ Mục tiêu đấu tranh |
|
+ Lực lượng tham gia |
|
+ Tác dụng của phong trào |
|
– HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV, sau đó trình bày kết quả làm việc của mình. |
|
– GV bổ sung, chốt ý: |
|
+ Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản. |
– Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi |
+ Hình thức đấu tranh: Biểu tình, bãi công, tiêu biểu nhất là phong trào thành lập mặt trận nhân dân, tập hợp lực lượng để đấu tranh. |
– Lãnh dạo: Đảng Cộng sản – Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân. |
+ Mục tiêu là phản đối chính sách hiếu chiến, xâm lược của chính quyền Nhật. |
– Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật |
+ Lực lượng tham gia bao gồm: Công nhân, nông dân, binh lính và cả một bộ phận của giai cấp tư sản. |
|
+ Kết quả: góp phần làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa ở Nhật |
– Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật |
® Chứng tỏ chủ nghĩa quân phiệt đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ ngay trên chính quê hương của nó. |
|
– Củng cố: + Khủng hoảng 1929 – 1933 ở Nhật và hậu quả của nó.
+ Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa ở Nhật
– Dặn dò: HS học bài cũ, xem trước bài mới
– Bài tập:
Sự kiện |
|
Thời gian |
1. Đảng Cộng sản Nhật thành lập |
|
a. Năm 19323 |
2. Khủng hoảng Nhật đạt đến đỉnh cao |
|
b. Tháng 7/1922 |
3. Quân đội Nhật Bản đánh chiếm đông bắc Trung Quốc |
|
c. Năm 1931 |
4. Nhật Bản đưa Phổ Nghi lên đứng đầu “Mãn châu quốc” |
|
d. Tháng 9/1931 |
Xem thêm