Giải bài tập Lịch Sử lớp 11 Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Câu hỏi và bài tập (trang 104 sgk Lịch Sử 11)
Bài 1 trang 104 SGK Lịch sử 11: Lập niên biểu về những sự kiện chính của Lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).
Trả lời:
Thời gian |
Sự kiện |
Diễn biến chính |
Kết quả, ý nghĩa |
Nước Nga – Liên Xô |
|||
Tháng 2-1917 |
Cách mạng dân chủ tư sản |
– Tổng bãi công chính trị ở Pê-tơ-rô-grát. – Khởi nghĩa vũ trang. |
– Lật đổ chế độ Nga hoàng. – Hai chính quyền song song tồn tại. – Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. |
Tháng 10-1917 |
Cách mạng tháng Mười |
– Đêm 24-10, các đội Cận vệ đỏ nhanh chóng chiếm được các vị trí then chốt ở Thủ đô. – Đêm 25-10, quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ tư sản lâm thời bị bắt. |
– Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời. – Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. – Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. – Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. |
Các nước tư bản chủ nghĩa |
|||
1929 – 1933 |
Khủng hoảng kinh tế thế giới |
– Bùng nổ ở nước Mĩ sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản, trầm trọng nhất là năm 1932. |
– Để lại nhiều hậu quả trên tất cả các lĩnh vực. – Chủ nghĩa phát xít ra đời, đe dọa hòa bình an ninh thế giới. |
Các nước châu Á |
|||
1918 – 1939 |
Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước châu Á |
– Phong trào đấu tranh giành độc lập phát triển mạnh mẽ ở các nước. – Các Đảng Cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng. |
– Đều thất bại, nhưng đã góp phần làm lung lay hệ thống cai trị của chủ nghĩa thực dân. |
Chiến tranh thế giới thứ hai |
|||
1939 – 1945 |
Chiến tranh thế giới thứ hai |
– Từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941, chiến tranh bùng bổ và lan rộng ở châu Âu. – Từ tháng 6-1941 đến tháng 11-1942, chiến tranh lan rộng khắp thế giới. – Từ tháng 11-1942 đến tháng 8-1945, phe Đồng minh phản công. Chiến tranh kết thúc. |
– Chiến tranh kết thúc với thất bại của Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. – Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới với Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột. – Chiến tranh để lại những hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. |
Bài 2 trang 104 SGK Lịch sử 11: Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 – 1945.
Trả lời:
– Tháng 7-1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII, đã chỉ rõ nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và kêu gọi các đảng cộng sản tích cực đấu tranh thành lập các mặt trận nhân dân nhằm thống nhất các lực lượng vì mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh.
⟹ Có ảnh hưởng đến chủ trương của Đảng Công sản Đông Dương giai đoạn 1936-1939:
– Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 đã xác định:
+ Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là chống đế quốc và chống phong kiến.
+ Nhiệm vụ trực tiếp trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
+ Phương pháp đấu tranh: kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
+ Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Bài 3 trang 104 SGK Lịch sử 11: Sưu tầm một số tài liệu, văn kiện Đảng,… liên quan đến những sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945).
Trả lời:
Một số tài liệu, văn kiện Đảng,… liên quan đến những sự kiện lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945):
* Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (29/3/1935)
– Thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương gồm 59 điều 8 chương. Điều lệ sửa đổi bổ sung tôn chỉ hành động của Đảng từ “tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa” thành “làm cách mạng phản đế và điền địa”.
– Bổ sung độ tuổi vào Đảng từ 23 tuổi trở lên; bổ sung quy định tước đảng tịch.
– Bổ sung sửa đổi tổ chức Đảng các cấp, quy định nhiệm vụ Thanh niên Cộng sản Đoàn với Đảng.
* Đại hội lần thứ 2 Đảng Lao động Việt Nam, gồm 71 điều 13 chương.
– Sửa đổi tôn chỉ và mục đích của Đảng thành “đánh đuổi đế quốc xâm lược, xoá bỏ các di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện người cày có ruộng, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá dân chủ nhân dân”.
– Đưa chủ nghĩa Mác-Ăng-ghen-Lênin-Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam hành động.
– Sửa đổi độ tuổi vào Đảng là từ 18 tuổi trở lên; Bổ sung nguyên tắc dân chủ tập trung trong Đảng; sửa đổi bổ sung tổ chức của Đảng gồm Đại hội Đảng toàn quốc-Trung ương Đảng, xứ ủy-khu ủy-liên khu ủy, tỉnh ủy-thành ủy, huyện uỷ-quận uỷ-thị uỷ, chi ủy.
– Quy định về nhiệm vụ của các cơ quan của Đảng. Bỏ quy định đoàn thanh niên cộng sản ra khỏi điều lệ.
* Đại hội lần thứ 3 Đảng Lao động Việt Nam, gồm 62 điều 12 chương.
– Sửa đổi mục đích của Đảng thành “hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam”.
– Sửa đổi chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động của Đảng. Bổ sung nhiệm vụ đảng viên “thực hành tiết kiệm, tích cực đấu tranh chống lãng phí, tham ô”.
– Bổ sung quy định chi tiết nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
– Sửa đổi tổ chức của Đảng, quy định nhiệm kỳ của Ban chấp hành Trung ương là 4 năm. Đưa Đoàn thanh niên vào điều lệ.
Lý thuyết Bài 18: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945)
I. Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)
1. Nước Nga – Liên Xô
2. Các nước tư bản chủ nghĩa
3. Các nước châu Á
II. Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945)
1. Thời kì này diễn ra những biến chuyển quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. Sự phát triển khoa học-kĩ thuật đã thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển với tốc độ cao, làm thay đổi đời sống chính trị, văn hóa, xã hội của các quốc gia, dân tộc.
2. Chủ nghĩa xã hội được xác lập ở một nước đầu tiên trên thế giới (Liên Xô), nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Chỉ trong thời gian ngắn, Liên Xô đã vươn lên trở thành một cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, có nền văn hóa, khoa học – kĩ thuật tiên tiến và vị thế quan trọng trên trường quốc tế.
3. Phong trào cách mạng thế giới bước sang thời kì phát triển mới từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai, qua các bước chính:
– Cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.
– Phong trào cách mạng những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933)
– Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh (1936 – 1939)
– Cuộc chiến đấu chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
4. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động, dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phát xít và cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (quy định bởi con đường thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) của các nước đế quốc).
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc đã mở ra một thời kì phát triển mới của lịch sử thế giới