Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LỊCH SỬ 10 – BÀI 24. TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỶ XVI – XVIII
I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO
Thế kỷ XVI – XVIII Nho giáo từng bước suy thoái, trật tự phong kiến bị đảo lộn.
Phật giáo có điều kiện khôi phục lại, nhưng không phát triển mạnh như thời kỳ Lý – Trần.
Kiến trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật bà Quan âm nghìn tay nghìn
mắt, các tượng La Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)….
Nhiều vị chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền, đúc đồng, tô tượng.
Thế kỷ XVI – XVIII đạo Thiên chúa được truyền bá ngày càng rộng rãi.
Tín ngưỡng truyền thống phát huy: thờ cúng tổ tiên, thần linh, anh hùng hào kiệt.
Đời sống tín ngưỡng ngày càng phong phú.
II. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC
1. Giáo dục
Trong tình hình chính trị không ổn định, giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển.
Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn như cũ nhưng sa sút dần về số lượng.
Đàng Trong: 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
Thời Quang Trung: đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thống.
Chiêú Nôm – Bút tích của Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
Nhận xét
Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng giảm sút.
Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung
khoa học không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp phần tích cực để phát
triển nền kinh tế thậm chí còn kiềm hãm sự phát triển kinh tế.
2. Văn học
Nho giáo suy thoái. Văn học chữ Hán giảm sút so với giai đoạn trước.
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan…..
Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các
thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang
đậm tính dân tộc và dân gian.
Thể hiện tinh thần dân tộc của nguyên nhân Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán
thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ…
* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI – XVIII:
Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.
Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống
tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú,
đa dạng
Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.
Alexandre De Rhodes đã dùng ký tự Latin ghi lại giọng nói của dân chúng nước Việt
III. NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC – KỸ THUẬT
* Kiến trúc điêu khắc không phát triển như giai đoạn trước. (các vị La Hán chùa Tây
Phương, chùa Thiên Mụ, tượng Quan âm nghìn mắt nghìn tay).
Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
Quan Âm nghìn mắt nghìn tay nổi tiếng do nhà điêu khắc Trương Văn Thọ tạc năm
1656. Tượng cao 3.7m, ngang 2.1 m, dày 1.15 m. Cánh tay xa nhất có chiều dài là 200
cm. Tượng có 11 đầu, 42 tay lớn và 789 tay dài ngắn khác nhau. Tính từ đài sen lên,
tượng cao 235 cm. Đầu rồng đội tòa sen cao 30 cm, bệ tượng cao 54 cm.
* Nghệ thuật dân gian hình thành và phát triển phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân. Đồng thời mang đậm tính địa phương.
Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân
dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột, bất công trong xã hội đương thời.
* Nghệ thuật sân khấu: quan họ, hát giặm, hò, vè, lý, si, lượn…
* Khoa học – kỹ thuật:
Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử ký tiền
biên, Thiên Nam ngữ lục.
Địa lý: Thiên nam tứ chi lộ đồ thư.
Quân sự: Khổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.
Triết học có Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.
Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Kỹ thuật: đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành luỹ.
Hải Thượng Lãn Ông: Lê Hữu Trác
Ưu điểm và hạn chế
Về khoa học: đã xuất hiện một loạt các nhà khoa học, tuy nhiên khoa học tự nhiên
không phát triển.
Về kĩ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kĩ thuật hiện đại của phương Tây
nhưng không được tiếp nhận và phát triển. Do hạn chế của chính quyền thống trị
và sự hạn chế của trình độ nhân dân đương thời.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ
Tượng 16 vị Tổ Thiền Tông ở chùa Tây Phương
Xem thêm