Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
LỊCH SỬ 10 – BÀI 17. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV)
I. BƯỚC ĐẦU TIÊN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THẾ KỶ X
Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới, đóng đô ở Cổ
Loa (Đông Anh – Hà Nội). Mở đầu xây dựng nhà nước độc lập tự chủ.
Năm 968 sau khi dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, (Đinh Tiên
Hoàng) đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt. Chuyển kinh đô về Hoa Lư (Ninh Bình).
Năm 981 Lê Hoàn lên ngôi vua-Lê Đại Hành, đổi niên hiệu là Thiên Phúc
(gọi là Tiền Lê)
Tổ chức bộ máy nhà nước thời Đinh, Tiền Lê là nhà nước quân chủ sơ khai,
chính quyền trung ương có 3 ban: Ban văn; Ban võ; Tăng ban.
Chia nước thành 10 đạo.
Tổ chức quân đội theo chế độ ngụ binh ngư nông.
Trong thế kỷ X nhà nước độc lập tự chủ theo thiết chế quân chủ chuyên chế
đã được. Còn sơ khai, song đã là nhà nước độc lập tự chủ của nhân dân ta.
Tượng đài vua Lý Công Uẩn – Hà Nội
II. PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN CHỈNH NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở ĐẦU
THẾ KỶ XI đến XV.
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên làm vua, nhà Lý thành lập – Lý Thái Tổ.
Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (thủ đô Hà Nội nay).
Năm 1045 Lý Thánh Tông đặt quốc hiệu là Đại Việt.
Mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
* Bộ máy nhà nước Lý, Trần, Hồ
Đứng đầu nhà nước là vua, vua quyết định mọi việc quan trọng, giúp vua có
tể tướng và các đại thần, bên dưới là sảnh, viện, đài.
Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế được cải tiến hoàn chỉnh hơn.
Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn do các hoàng tử (thời Lý) hay an phủ Sứ
(thời Trần, Hồ), đơn vị hành chánh cơ sở là xã.
Lược đồ lãnh thổ Đại Việt thế kỷ XV
Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Lý
Sơ đồ bộ máy nhà nước triều Trần
* Bộ máy nhà nước thời Lê sơ:
Năm 1428 sau khi chiến thắng nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế khôi
phục lại nước Đại Việt, lập nhà Lê (Lê sơ).
Những năm 60 của thế kỷ XV, Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách
hành chính lớn.
Vua Lê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc, đại hành khiển; trực tiếp làm tổng
chỉ huy quân đội, cấm các quan lập quân đội riêng.
Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình,
Công ), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư, bên cạnh bộ có Hàn Lâm
Viện (công văn), Quốc sử viện (biên soạn lịch sử), Ngự sử đài (kiểm tra).
Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyên do 3 ty cai quản
là Đô ty (quân sự), Hiến ty (xử án), Thừa ty (hành chánh); dưới có phủ,
huyện, châu (miền núi), xã.
Khi giáo dục phát triển, những người đỗ đạt làm quan, giáo dục thi cử trở
thành nguồn đào tạo quan lại.
Dưới thời Lê bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.
Nhận xét về cuộc cải cách của Lê Thánh Tông:
Đây là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương
đến địa phương. Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực
tập trung trong tay vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà
Lê đạt đến mức độ cao, hoàn thiện.
Sơ đồ tổ chức chính quyền thời Lê sơ (1428-1527)
Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ 1428 – 1527
2. Luật pháp và quân đội
* Luật pháp
1042 Vua Lý Thái Tông ban hành Hình thư (bộ luật đầu tiên).
Thời Trần: Hình luật.
Thời Lê biên soạn một bộ luật đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).
Luật pháp nhằm bảo vệ quyền hành của giai cấp thống trị, an ninh đất nước
và một số quyền lợi chân chính của nhân dân.
* Quân đội: được tổ chức quy củ:
Cấm binh (bảo vệ kinh thành) và quân chính quy bảo vệ đất nước
Ngoại binh (lộ binh): tuyển theo chế độ ngụ binh ư nông.
3. Hoạt động đối nội và đối ngoại
* Đối nội
Quan tâm đến đời sống nhân dân.
Chú ý đoàn kết đến các dân tộc ít người.
* Đối ngoại
Với nước lớn phương Bắc:
o Quan hệ hòa hiếu.
o Đồng thời sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Với: Chămpa, Lào, Chân Lạp có lúc thân thiện, có lúc xảy ra chiến tranh.
Xem thêm