Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV Lịch sử lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV:
LỊCH SỬ 10 BÀI 18: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV
Phần 1: Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
1. Mở rộng, phát triển nông nghiệp
Bối cảnh lịch sử thế kỷ X – XV
– Thế kỷ X – XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
– Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
– Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
Diện tích đất ngày càng mở rộng.
– Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
– Các vua Trần khuyến khích các vương hầu quý tộc khai hoang lập điền trang.
– Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
– Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
– Nhà Lý đã cho xây đắp những con đê đầu tiên.
– 1248 Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều:
– Các nhà nước Lý – Trần – Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.
– Nhà nước cùng nhân dân góp sức phát triển nông nghiệp.
– Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Cảnh đắp đê dưới thời Trần
2. Phát triển thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp trong nhân dân
– Các nghề thủ công cổ truyền như: Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt ngày càng phát triển chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
– Các ngành nghề thủ công ra đời như Thổ Hà, Bát Tràng.
+ Do truyền thống nghề nghiệp vốn có, trong bối cảnh đất nước có điều kiện phát triển mạnh.
+ Do nhu cầu xây dựng cung điện, đền chùa nên nghề sản xuất gạch, chạm khắc đá đều phát triển.
Thủ công nghiệp nhà nước
– Nhà nước được thành lập các quan xưởng (Cục bách tác) Tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất: tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
– Sản xuất được một số sản phẩm kỹ thuật cao như: Đại bác, thuyền chiến có lầu.
Nhận xét: Các ngành nghề thủ công phong phú. Bên cạnh các nghề thủ công cổ truyền đã phát triển những nghề mới yêu cầu kỹ thuật cao: dúc súng, đóng thuyền.
Mục đích: phục vụ nhu cầu trong nước là chính.Chất lượng sản phẩm tốt.
Thạp gốm hoa nâu lớn trang trí văn hoa sen, thời Trần, cao 65cm
1 1 1Thuyền Cổ Lâu là loại thuyền chiến lớn, đóng đinh sắt, có hai tầng và hàng chục
1 1 1tay chèo, hai người chèo một mái và được xem là đã tạo ra một tốc độ lớn khi có
thủy chiến.
3. Mở rộng thương nghiệp
Nội thương:
– Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp.
– Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn (36 phố phường) ,trung tâm buôn bán và làm nghề thủ công.
Ngoại thương
– Thời Lý – Trần ngoại thương khá phát triển, nhà nước cho xây dựng nhiều bến cảng để buôn bán với nước ngoài.
– Vùng biên giới Việt Trung cũng hình thành các đặc điểm buôn bán.
– Thời Lê: Ngoại thương bị thu hẹp.
Nguyên nhân sự phát triển:
– Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
– Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
– Thương nghiệp mở rộng song chủ yếu phát triển nội thương, còn ngoại thương mới chỉ buôn bán với các nước Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
4. Tình hình phân hóa xã hội và cuộc đấu tranh của nông dân
Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân hóa xã hội:
– Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay địa chủ, quý tộc, quan lại.
– Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, xa xỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.
– Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời sống nhân dân cực khổ.
– Dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ: Từ 1344 đến cuối thế kỷ XIV nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra làm chính quyền nhà Trần rơi vào khủng hoảng
Phần 2: 15 câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10 Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X-XV
Câu 1: Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.
B. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh
Đáp án : Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp trong hoàn cảnh đất nước độc lập, thống nhất và ngày càng mở rộng đã đẩy nhanh sự phát triển của thương nghiệp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Điểm hạn chế của ngoại thương nước ta thời Lê là
A. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.
B. Thuyền bè nước ngoài không được cập bến bất cứ một cảng biển nào.
C. Phả hỏng hầu hết các đô thị buôn bán từng được coi là thịnh trị trước đây.
D. Hạn chế xây dựng các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.
Đáp án : Vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè các nước chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt => Ngoại thương bị thu hẹp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3: Nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?
A. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.
B. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.
C. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.
D. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.
Đáp án : Từ thế kỉ X đến XV, diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:
– Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.
– Chính sách phát triển nông nghiệp tích cực của nhà nước kéo theo chính sách tăng cường khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng.
+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.
+ Năm 1248, Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều => Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định.
+ Nhà Lê sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Nhà Lê cũng cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ý nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện để nền kinh tế nước ta phát triển vượt bậc trong các thế kỉ X – XV?
A. Đất nước độc lập, thống nhất
B. Lãnh thổ trải rộng từ Bắc vào Nam
C. Nhà nước quan tâm, chăm lo phát triển sản xuất
D. Nhân dân ra sức khai phá mở rộng ruộng đồng, phát triển sản xuất
Đáp án : Thế kỷ X – XV là thời kỳ của triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ.
– Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ phong kiến độc lập, đồng thời cũng là thời kỳ đất nước thống nhất.
– Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm phát triển kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp.
– Khi đất nước độc lập, thống nhất cũng làm cho nhân dân phấn khởi ra sức khai phá ruộng đông, mở rộng ruộng đồng để phát triển sản xuất.
Thời kì này quá trình “Nam tiến” chưa hoàn thành, nó được đẩy mạnh từ thế kỉ XVI, XVII => Chính vì thế không thể nói lãnh thổ Việt Nam từ thế kỉ X đến XV kéo dài từ Bắc vào Nam.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?
A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long
B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển
C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ
D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống
Đáp án : Từ thế kỉ X đến XV, một số làng chuyên làm nghề thủ công đã được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên), … Đây là biểu hiện minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X đến XV. Các làng nghề thủ công ra đời đã tạo điều kiện cho:
– Thủ công nghiệp phát triển, được tập trung trong các làng nghề, thu hút được nhiều thợ thủ công giỏi.
– Các làng nghề có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất.
– Tạo ra thương hiệu cho các sản phẩm
– Thuận lợi cho giao lưu hàng hóa với bên ngoài.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?
A. Sự phát triển của nông nghiệp
B. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
C. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.
D. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.
Đáp án : Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của thương nghiệp bao gồm:
– Nông nghiệp thủ công phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
– Do thống nhất tiền tệ, đo lường.
Tàu thuyền của nước ta thời kì này vẫn còn thô sơ, chỉ mới đóng được thuyền chiến có lầu phục vụ cho nhu cầu quân sự, chưa thể phổ biến tàu thuyền hiện đại trong hoạt động ngoại thương, ngay cả đến thế kỉ XIX cũng chưa thể đạt được điều này.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7: Sau khi giành được độc lập vào thế kỉ X, nhân dân cả nước từ miền xuôi đến miền ngược đã ra sức làm gì để phát triển nông nghiệp?
A. xây dựng các công trình thủy lợi.
B. áp dụng kĩ thuật canh tác mới.
C. khai thác đất hoang, mở rộng ruộng đồng.
D. sản xuất nhiều mặt hàng đem bán.
Đáp án : Đầu thế kỉ X, sau khi giành được độc lập, tự chủ, nhân dân cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi phấn khởi, ra sức khai phá đất hoang, mở rộng ruộng đồng, phát triển nông nghiệp nhằm nhanh chóng nâng cao đời sống, đưa đất nước ngày càng cường thịnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư).
Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều Lý?
A. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
B. Tạo động lực cho nhân dân tăng gia sản xuất.
C. Cung cấp thêm trâu cho một số gia đình nghèo.
D. Cung cấp phân bón cho cây trồng tốt tươi.
Đáp án : Câu nói trên thể hiện chính sách quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp của các nhà nước Lý, Trần, Lê Sơ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?
A. hai
B. ba
C. bốn
D. một
Đáp án : Thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành hai bộ phận:
– Thủ công nghiệp nhà nước.
– Thủ công nghiệp trong nhân dân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì?
A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao
B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.
C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.
D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.
Đáp án : Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoạt góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11: Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm
A. đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, đúc đồng.
B. đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.
C. đúc đồng rèn, sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.
D. rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, xây dựng cung điện.
Đáp án : Thủ công nghiệp trong nhân dân từ thế kỉ X đến XV có điều kiện phát triển nhanh. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng nâng cao.
Đáp án cần chọn là: B
Xem thêm