Chỉ từ 400k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
– Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
– Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung:
– Năng lực tự học: khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: làm việc nhóm có hiệu quả.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết sử dụng công cụ, phương tiện phục vụ bài học, biết phân tích và xử lí tình huống.
b. Năng lực đặc thù:
– Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
+ Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi, địa hình đồng bằng, địa hình bờ biển và thềm lục địa.
+ Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.
– Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Khai thác kênh hình và kênh chữ trong SGK từ tr97-108
+ Quan sát bản đồ địa hình VN và lược đồ các khu vực địa hình để xác định các đỉnh núi, dãy núi, hướng núi, cao nguyên, đồng bằng,…
– Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: tìm hiểu ảnh hưởng của các dạng địa hình ở địa phương em đến phát triển kinh tế.
3. Về phẩm chất
ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về địa hình VN.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên (GV)
– KHBD, SGK, sách giáo viên (SGV), Atlat ĐLVN.
– Hình 2.1. Bản đồ địa hình VN, hình 2.2. Động Phong Nha, hình 2.3. Vùng đồi Long Cốc, Phú Thọ, hình 2.4. Lược đồ địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc, hình 2.5. Cao nguyên Lâm Viên, hình 2.6. Lược đồ địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, hình 2.7. Lược đồ địa hình Đồng bằng sông Hồng, hình 2.8. Lược đồ địa hỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, hình 2.9. Rửng ngập mặn Cần Giờ, hình 2.10. Rừng Thông Đà Lạt, hình 2.11. Quần thể du lịch Bà Nà, hình 2.12. Cánh đồng rau ở Đồng bằng sông Hồng, hình 2.13. Bờ biển đảo Ph1 Quốc phóng to.
– Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời.
2. Học sinh (HS)
SGK, vở ghi, Atlat ĐLVN.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập cho HS.
b.Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” cho HS.
c. Sản phẩm: HS giải được trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” GV đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
* GV treo bảng phụ trò chơi “Đuổi hình bắt chữ” lên bảng
* GV lần lượt cho HS quan sát các hình trên theo thứ tự từ 1 đến 3, yêu cầu HS cho biết tên chữ tương ứng với mỗi hình trên. GV khen thưởng cho HS trả lời đúng.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ:
* HS quan sát các hình kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, suy nghĩa để trả lời câu hỏi.
* GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
Bước 3: Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận:
* Sau khi HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
1- Đồng bằng
2-Bán bình nguyên
3-Cao nguyên
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.
Bước 4. GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Đồng bằng, bán bình nguyên và cao nguyên là một những dạng địa hình ở nước ta. Đồng bằng, bán bình nguyên và cao nguyên có những đặc điểm gì? Ở nước ta có những đồng bằng, bán bình nguyên và cao nguyên nào? Bên cạnh những dạng địa hình này thì ở nước ta còn có những dạng địa hỉnh nào khác? Để biết được những điều này, lớp chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (235 phút)
2.1. Tìm hiểu về Đặc điểm chung của địa hình (60 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam.
b. Nội dung: Quan sát hình 2.1, 2.2 kết hợp kênh chữ SGK tr98-99 suy nghĩ cá nhân để trả lời các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung ghi bài |
Bước 1. Giao nhiệm vụ: * GV gọi HS đọc nội dung mục 1 SGK. * GV treo hình 2.1, 2.2 SGK phóng to lên bảng. * GV yêu cầu HS quan sát hình 2.1, 2.2 SGK hoặc Atlat ĐLVN và thông tin trong bày, lần lượt trả lời các câu hỏi sau: 1. Địa hình nước ta có mấy đặc điểm chung? Kể tên. 2. Địa hình đồi núi chiếm bao nhiêu? Núi cao trên 2000m chiếm bao nhiêu % diện tích lãnh thổ? 3. Đồng bằng chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ? 4. Kể tên và xác định trên bản đồ hình 2.1 các dãy núi hướng TB-ĐN và vòng cung. 5. Vì sao địa hình nước ta có tính phân bậc? Kể tên các bậc địa hình kế tiếp nhau từ nội địa ra biển. 6. Vì sao địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Tính chất này biểu hiện như thế nào? 7. Kể tên các dạng địa hình do con người tạo nên. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ: * HS quan sát quan sát hình 2.1, 2.2 SGK hoặc Atlat ĐLVN và đọc kênh chữ trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi. * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Bước 3. Báo cáo kết quả và trao đổi, thảo luận: * Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: 1. Địa hình nước ta có 4 đặc điểm chung: – Địa hình đồi núi chiếm ưu thế. – Địa hình có 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung. – Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt. – Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người . 2. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Núi cao trên 2000m chiếm 1% diện tích lãnh thổ. 3. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. 4. HS xác định: – Hướng TB-ĐN như Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Tam Điệp,… – Hướng vòng cung: cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,… 4. – Nguyên nhân: quá trình địa chất lâu dài, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a. – Núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. 5. – Nguyên nhân: nhiệt độ cao, lượng mưa lớn tập trung theo mùa, nước mưa hòa tan đá vôi. – Biểu hiện: + Qúa trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị chia cắt. + Nhiều hang động rộng lớn (hình 2.2). 6. Các dạng địa hình nhân tạo: đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập… * HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân. Bước 4. Đánh giá: GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt. |
1. Đặc điểm chung của địa hình a. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế – Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. – Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. b. Địa hình có 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung. – Hướng TB-ĐN như Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,… – Hướng vòng cung: thể hiện rõ nhất ở vùng núi ĐB. c. Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt Núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. c. Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người – Qúa trình xâm thực, xói mòn mạnh, địa hình bị chia cắt. – Nhiều hang động rộng lớn. – Các dạng địa hình nhân tạo: hầm mỏ, đê, đập… |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 18 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam.
Xem thêm các bài giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Giáo án Bài 2: Địa hình Việt Nam
Giáo án Bài 3: Khoáng sản Việt Nam
Giáo án Bài 4: Khí hậu Việt Nam
Giáo án Bài 5: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu
Giáo án Địa lí 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây