Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á
Bài tập 1 trang 18 SBT Địa lí 7: Lựa chọn đáp án đúng.
Câu a) Phần đất liền của châu Á nằm
A. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
B. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
C. hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
D. gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu b) Theo chiều bắc – nam, châu Á kéo dài khoảng
A. 9 200 km.
B. 8 000 km.
C. 8 500 km.
D. 9 500 km.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu c) Châu Á không tiếp giáp với đại dương nào?
A. Thái Bình Dương.
B. Bắc Băng Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Đại Tây Dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu d) Phần đất liền châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?
A. Châu Âu và châu Phi.
B. Châu Đại Dương và châu Phi.
C. Châu Âu và châu Mỹ.
D. Châu Mỹ và châu Đại Dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu e) Những khu vực có khí hậu nhiệt đới là:
A. toàn bộ Đông Nam Á và Nam Á.
B. phần lục địa Đông Nam Á (trừ bán đảo Mã Lai), Nam Á và phía nam Tây Á.
C. phần lục địa của Đông Nam Á và toàn bộ Nam Á.
D. phần lục địa của Đông Nam Á và phần đông của Nam Á.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu g) Một trong những khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống và sản xuất là:
A. chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
B. khí hậu lạnh giá khắc nghiệt chiếm phần lớn diện tích.
C. Có rất ít đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.
D. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu h) Các khu vực có mạng lưới sông dày ở châu Á là:
A. Bắc Á, Nam Á, Tây Á.
B. Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á.
C. Bắc Á, Đông Á, Đông Nam Á.
D. Đông Nam Á, Tây Á, Trung Á.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 2 trang 19 SBT Địa lí 7: So sánh sự khác biệt về vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ giữa châu Âu và châu Á bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Yếu tố |
Châu Âu |
Châu Á |
Vị trí địa lí |
|
|
Hình dạng lãnh thổ |
|
|
Trả lời:
Yếu tố |
Châu Âu |
Châu Á |
Vị trí địa lí |
Phía tây lục địa Á – Âu. |
Phía đông lục địa Á – Âu. |
Hình dạng lãnh thổ |
Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vùng vịnh. |
Dạng hình khối rõ rệt. |
Bài tập 3 trang 19 SBT Địa lí 7: Ghép các ô ở bên trái với các ô bên ở phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép: 1 – C; 2 – A; 3 – B
Bài tập 4 trang 19 SBT Địa lí 7: Quan sát hình 1 trang 110 SGK và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây.
Phần phía bắc châu Á |
– Đồng bằng: – Cao nguyên: – Núi: |
Phần trung tâm châu Á |
– Núi: – Sơn nguyên: |
Phần phía đông châu Á |
– Núi: – Cao nguyên: – Đồng bằng: |
Phần phía nam và tây nam châu Á |
– Núi: – Sơn nguyên: – Đồng bằng: |
Trả lời:
Phần phía bắc châu Á |
– Đồng bằng: Tây Xi-bia – Cao nguyên: Trung Xi-bia – Núi: Xta-nô-vôi, An-tai, Xai-an |
Phần trung tâm châu Á |
– Núi: Hi-ma-lay-a, Côn Luân, Thiên Sơn,… – Sơn nguyên: Tây Tạng |
Phần phía đông châu Á |
– Núi: I-a-blô-nô-vôi, Đại Hưng An – Cao nguyên: Hoàng Thổ – Đồng bằng: Hoa Bắc |
Phần phía nam và tây nam châu Á |
– Núi: Cáp-ca, Hin-đu-cúc – Sơn nguyên: I-ran, Đề-can – Đồng bằng: Ấn – Hằng |
Bài tập 5 trang 20 SBT Địa lí 7: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải sao cho phù hợp.
Trả lời:
Ghép:
1 – c), 2 – e), 3 – d),
4 – b), 5 – a).
Bài tập 6 trang 20 SBT Địa lí 7: Hoàn thành bảng theo mẫu sau:
PHẠM VI PHÂN BỐ CỦA CÁC ĐỚI, KIỂU KHÍ HẬU Ở CHÂU Á
Đới, kiểu khí hậu |
Phạm vi |
Đới khí hậu cực và cận cực |
|
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa |
|
Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa |
|
Kiểu khí hậu ôn đới hải dương |
|
Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải |
|
Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa |
|
Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa |
|
Kiểu khí hậu núi cao |
|
Kiểu khí hậu nhiệt đới khô |
|
Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa |
|
Đới khí hậu xích đạo |
|
Trả lời:
Đới, kiểu khí hậu |
Phạm vi |
Đới khí hậu cực và cận cực |
– Phân bố chủ yếu ở vùng cực bắc của châu lục.
|
Kiểu khí hậu ôn đới lục địa |
– Phân bố chủ yếu ở vùng trung tâm lục địa bao gồm khu vực dãy U-ran và Đại Hưng An. |
Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa |
– Phân bố chủ yếu ở miền duyên hải phía Đông, gồm lưu vực sông A-mua và đảo Xa-kha-lin. |
Kiểu khí hậu ôn đới hải dương |
– Phân bố chủ yếu ơt vùng: Đông Bắc biển Ô-khốt, bán đảo Cam-sát-ca và quần đảo Cu-rin. |
Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải |
– Phân bố chủ yếu ở khu vực bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Ác-mê-ni-a, các vùng thuộc Xi-ri, I-rắc… |
Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa |
– Phân bố chủ yếu phía Đông lãnh thổ Trung Quốc, phía Nam bán đảo Triều Tiên và Nam Nhật Bản. |
Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa |
– Phân bố ở các miền nội địa, bao gồm phần Nam các đồng bằng Trung Á, Nội Á và các vùng thuộc sơn nguyên I-ran. |
Kiểu khí hậu núi cao |
– Phân bố chủ yếu ở các sơn nguyên và núi cao 3500 – 4000 m trở lên, chủ yếu ở Pamir và Tây Tạng. |
Kiểu khí hậu nhiệt đới khô |
– Phân bố chủ yếu Tây Nam châu Á bao gồm bán đảo Ả Rập, phần Nam sơn nguyên Iran cho tới Tây Bắc Ấn Độ. |
Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa |
– Phân bố chủ yếu ở khu vực Nam á, Đông Nam Á và vùng phía Nam Trung Quốc. |
Đới khí hậu xích đạo |
– Phân bố chủ yếu ở phần Nam đảo Sri Lanka, phần Nam bán đảo Mã Lai và phần lớn quần đảo In-đô-nê-xi-a. |
Bài tập 7 trang 21 SBT Địa lí 7: Hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây để thấy được sự phân bố, đặc điểm khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á.
Yếu tố |
Khí hậu gió mùa |
Khí hậu lục địa |
Phân bố |
|
|
Đặc điểm |
|
|
Trả lời:
Yếu tố |
Khí hậu gió mùa |
Khí hậu lục địa |
Phân bố |
Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á. |
Vùng nội địa và Tây Á. |
Đặc điểm
|
– Mùa đông, gió từ lục địa thổi ra, khô, lạnh và ít mưa. – Mùa hạ, gió từ đại dương thổi vào, nóng, ẩm, mưa nhiều. – Thường chịu ảnh hưởng của bão. |
– Mùa đông khô và lạnh. – Mùa hạ khô và nóng. – Lượng mưa rất thấp, trung bình 200 – 500 mm/năm.
|
Bài tập 8 trang 21 SBT Địa lí 7: Nêu những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á đối với sản xuất nông nghiệp.
Trả lời:
Bài tập 9 trang 21 SBT Địa lí 7: Cho biết tên các sông lớn ở các khu vực châu Á bằng cách hoàn thiện bảng theo mẫu dưới đây.
Khu vực |
Các sông lớn |
Bắc Á |
|
Đông Á |
|
Đông Nam Á |
|
Nam Á |
|
Trung Á |
|
Tây Á |
|
Trả lời:
Khu vực |
Các sông lớn |
Bắc Á |
– Sông Lê-na, sông I-ê-nít-xây, sông Ô-bi |
Đông Á |
– Sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang |
Đông Nam Á |
– Sông Mê Công |
Nam Á |
– Sông Ấn, sông Hằng, sông Bra-ma-pút |
Trung Á |
– Sông Xưa Đa-ri-a, sông A-mu Đa-ri-a |
Tây Á |
– Sông Ti-gro, sông O-phrát |
Bài tập 10 trang 22 SBT Địa lí 7: Sắp xếp các cụm từ sau vào ba ô sao cho phù hợp.
(1) rừng lá rộng cận nhiệt (2) vùng Xi-bia
(3) rêu và địa y (4) loài di cư
(5) khí hậu khô hạn (6) rừng mưa nhiệt đới
(7) dải hẹp phía bắc châu lục (8) không có cây thân gỗ
(9) đông nam Trung Quốc, quần đảo Nhật Bản (10) rừng lá kim
Trả lời:
A. Đới lạnh |
B. Đới ôn hòa |
C. Đới nóng |
(7) dải hẹp phía bắc châu lục (3) rêu và địa y (8) không có cây thân gỗ (4) loài di cư |
(2) vùng Xi-bia (9) đông nam Trung Quốc, quần đảo Nhật Bản (5) khí hậu khô hạn (1) rừng lá rộng cận nhiệt (10) rừng lá kim |
(6) rừng mưa nhiệt đới |
Bài tập 11 trang 22 SBT Địa lí 7: Những nguyên nhân nào dẫn tới việc giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học ở châu Á?
Trả lời:
– Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng và đa dạng sinh học ở châu Á là do: sự khai thác quá mức của con người; cháy rừng…
Bài tập 12 trang 22 SBT Địa lí 7: Tìm hiểu thông tin và đề xuất một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở châu Á.
Trả lời:
– Một số biện pháp bảo vệ tự nhiên ở châu Á:
+ Trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển rừng bền vững.
+ Lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên.
+ Giảm phát thải khí nhà kính.
+ Xử lí rác thải, khí thải, nước thải trước khi xả ra môi trường.
+ Sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, hạn chế sử dụng nhiên liệu hoá thạch.
Bài tập 13 trang 22 SBT Địa lí 7: Cho biết ý nghĩa của các đặc điểm tự nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á. Gợi ý:
Đặc điểm tự nhiên |
Vấn đề sử dụng, bảo vệ |
Địa hình |
|
Khoáng sản |
|
Khí hậu |
|
Sông, hồ |
|
Đới thiên nhiên |
|
Trả lời:
Đặc điểm tự nhiên |
Vấn đề sử dụng, bảo vệ |
Địa hình |
– Các khu vực cao nguyên và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. – Phần lớn diện tích là núi cao, hiểm trở gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. – Địa hình chia cắt mạnh nên cần chú ý chống xói mòn, sạt lở đất. |
Khoáng sản |
– Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở phát triển các ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. – Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tàn phá môi trường. |
Khí hậu |
– Khí hậu phân hoá tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và các hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau. – Có nhiều thiên tai và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu nên cần có các biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu. |
Sông, hồ |
– Nhiều sông và hồ lớn cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. – Hằng năm, các sống thường gây ra lũ lụt làm thiệt hại về người và tài sản, cần có các biện pháp dự báo, phòng tránh lũ lụt. |
Đới thiên nhiên |
– Đới thiên nhiên phân hoá tạo nên sự phong phú của các cảnh quan và hệ động, thực vật ở các khu vực, là tiền đề phát triển các ngành nông nghiệp và du lịch. – Nhiều diện tích rừng tự nhiên và các loài động, thực vật bị suy giảm nghiêm trọng, cần có các biện pháp bảo vệ, phục hồi rừng. |
Bài tập 14 trang 22 SBT Địa lí 7: Tìm hiểu và nêu một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.
Trả lời:
– Một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 21°C.
+ Độ ẩm cao, mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm 1 500 – 2 000 mm.
+ Khí hậu chia hai mùa: mùa đông có gió mùa đông bắc, nửa đầu mùa đông lạnh, khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm; mùa hạ có gió mùa tây nam, nóng, ẩm và gây mưa.
Bài tập 15 trang 22 SBT Địa lí 7: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và sản xuất ở địa phương em?
Trả lời:
– Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến đời sống và sản xuất của địa phương em:
+ Nhiệt độ cao giúp cây cối sinh trưởng phát triển và phát triển các hoạt động kinh tế quanh năm nhưng cùng làm sâu bệnh, dịch bệnh phát triển gây hại cho sản xuất nông nghiệp.
+ Sự phân mùa khí hậu làm cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, mùa lạnh khiến hoạt động du lịch biển có thể ngừng lại.
+ Một số thiên tai ảnh hưởng đến sản xuất như bão, rét đậm, rét hại…
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Liên minh châu Âu
Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á
Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi