Địa lí lớp 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á
Video giải Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á – Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
– Vị trí châu Á:
+ Nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.
+ Thuộc bán cầu Đông: Từ gần 30º Đ đến gần 170º T.
+ Tiếp giáp với 2 châu lục (châu Âu, châu Phi) và ba đại dương lớn (Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải).
– Hình dạng: Châu Á có dạng hình khối rõ rệt.
– Kích thước: Châu lục có diện tích lớn nhất thế giới (44 triệu km2 – kể cả các đảo).
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình
– Đặc điểm địa hình của châu Á: đa dạng.
+ Phía bắc là các đồng bằng và cao nguyên thấp (Đồng bằng Tây Xi-bia và cao nguyên Trung Xi-bia).
+ Ở trung tâm chủ yếu là các dãy núi cao đồ sộ (Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, An-Tai,…).
+ Phía đông thấp dần về ven biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển (đồng bằng Hoa Bắc…).
+ Phía nam và tây nam chủ yếu là các bán đảo với quần đảo (ví dụ: bán đảo Ấn Độ, Mã Lai….).
– Ý nghĩa của địa hình đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:
+ Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.
+ Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.
+ Các khu vực cao nguyên, đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.
b) Khoáng sản
– Đặc điểm:
+ Có nguồn khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn.
+ các khoáng sản chính như: than đá, dầu mỏ, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…
+ Phân bố rộng khắp trên lãnh thổ.
– Sự phân bố một số khoáng sản chính ở châu Á:
+ Dầu mỏ: Tây Á, Đông Nam Á.
+ Than: cao nguyên Trung Xi-bia và khu vực Đông Á.
+ Sắt: Đông Á và Nam Á.
– Ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với với các nước châu Á:
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô.
+ Trong quá trình khai thác cần chú ý sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.
Khai thác dầu mỏ ở Việt Nam
c) Khí hậu
* Đặc điểm khí hậu châu Á:
– Phân hóa đa dạng thành nhiều đới.
– Mỗi đới lại gồm nhiều kiểu khí hậu, có sự khác biệt lớn về chế độ nhiệt, gió và mưa.
– Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất.
* Phạm vi các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa:
– Kiểu khí hậu gió mùa:
+ Phân bố: Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á
+ Đặc điểm: mùa đông lạnh khô, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Kiểu khí hậu lục địa:
+ Phân bố: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á
+ Đặc điểm: mùa đông lạnh, khô; mùa hạ khô, nóng; lượng mưa thấp khoảng 200 – 500mm.
* Ý nghĩa của khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
– Thuận lợi: tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.
– Khó khăn: chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai như bão, hạn hán, lũ lụt,…
d) Sông, hồ
* Đặc điểm sông, hồ châu Á:
– Mạng lưới sông khá phát triển với nhiều hệ thống sông lớn, sông phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày. Sông bị đóng băng vào mùa đông và lũ vào mùa xuân.
+ Khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á: mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn; mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô.
+ Tây Nam Á và Trung Á: khí hậu lục địa khô hạn, sông ngòi kém phát triển.
– Một số sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…
Tàu thuyền đi lại trên sông Trường Giang
– Ý nghĩa của các con sông đối với đời sống, sản xuất và bảo vệ tự nhiên:
+ Cái nôi hình thành một số nền văn minh như sông Hoàng Hà, sông Ấn, sông Hằng,…
+ Ngày nay, có vai trò vô cùng quan trọng trong giao thông, thuỷ điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
e) Đới thiên nhiên
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):
– Đới lạnh:
+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.
+ Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.
+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.
– Đới ôn hòa:
+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.
+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.
+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.
+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.
Cuộc sống trên thảo nguyên ở Mông Cổ
– Đới nóng:
+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.
+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.
+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.
– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á
+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.
+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.
=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á
Câu 1. Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu?
A. Bắc Á, Trung Á
B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á
C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á
D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Khí hậu gió mùa có ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á (( SGK – trang 111).
Câu 2. Vùng nào có hệ thống sông ngòi thưa và kém phát triển?
A. Bắc Á
B. Đông Á
C. Đông Nam Á và Nam Á
D. Tây Nam Á và Trung Á
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Tây Nam Á và Trung Á là những nơi có khí hậu lục địa khô hạn nên mạng lưới sông ngòi kém phát triển. ( SGK – trang 113)
Câu 3. Châu Á có bao nhiêu đới thiên nhiên?
A. 3 đới thiên nhiên.
B. 4 đới thiên nhiên.
C. 5 đới thiên nhiên.
D. 6 đới thiên nhiên.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Ở châu Á có ba đới thiên nhiên ( SGK – trang 113)
Câu 4. Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á?
A. Hi-ma-lay-a
B. Côn Luân
C. Thiên Sơn
D. Cap-ca
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Dãy Hi-ma-li-a với đỉnh E-vơ-ret (8848m) cao nhất thế giới ( SGK – trang 110).
Câu 5. Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á?
A. Là một bộ phận của lục địa Á – Âu
B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng xích đạo
C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, châu Á có dạng hình khối rõ rệt; theo chiều Bắc – Nam, châu Á kéo dài từ xích đạo lên quá vùng cực Bắc, tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương lớn. ( SGK – trang 109).
Câu 7. Chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ châu Á mở rộng nhất là bao nhiêu km?
A. 6200 km
B. 7200 km
C. 8200 km
D. 9200 km
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Theo chiều đông – tây, nơi rộng nhất trải từ ven Địa Trung Hải tới ven Thái Bình Dương, khoảng 9200 km (SGK – trang 109).
Câu 8. Chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam của châu Á là bao nhiêu km?
A. 6500 km
B. 7500 km
C. 8500 km
D. 9500 km
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Theo chiều Bắc – Nam, châu Á kéo dài từ xích đạo lên quá vùng cực Bắc khoảng 8500km. ( SGK – trang 109).
Câu 9. Châu Á có bao nhiêu đới khí hậu?
A. 4 đới khí hậu.
B. 5 đới khí hậu.
C. 6 đới khí hậu.
D. 7 đới khí hậu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Châu Á có tất cả 5 đới khí hậu:
– Đới khí hậu cực và cận cực.
– Đới khí hậu ôn đới.
– Đới khí hậu cận nhiệt.
– Đới khí hậu núi cao.
– Đới khí hậu nhiệt đới.
( SGK – trang 112 – phần lược đồ).
Câu 10. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?
A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải
C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa
D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất. ( SGK – trang 111).
Câu 11. Nhận xét nào chưa đúng về khí hậu châu Á?
A. Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau
B. Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiêu kiểu khí hậu khác nhau
C. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa
D. Khí hậu châu Á phổ biết là đới khí hậu cực và cận cực
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Khí hậu châu Á phân hóa đa dạng thành nhiều đới. Mỗi đới lại nhiều kiểu khis hậu. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn nhất.
Câu 12. Tại sao khí hậu châu Á lại chia thành nhiều đới?
A. Do lãnh thổ trải dải từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
B. Do lãnh thổ trải dài theo chiều kinh tuyến
C. Do ảnh hưởng của các dãy núi
D. Do châu Á giáp với nhiều đại dương lớn
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Lãnh thổ trải dải từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo (SGK – trang 109)
Câu 13. Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu khí hậu nào?
A. Khí hậu gió mùa nhiệt đới
B. Khí hậu gió mùa cận nhiệt
C. Khí hậu ôn đới gió mùa
D. Khí hậu cận cực gió mùa
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hình 2: Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở châu Á.
Phần chú giải
Câu 14. Tại sao ở khu vực miền núi châu Á thường xuyên xảy ra lũ quét và sạt lở đất?
A. Do địa hình chia cắt mạnh.
B. Do địa hình chủ yếu là các cao nguyên.
C. Do khí hậu phân hóa đa dạng.
D. Do diện tích đồi núi cao hiểm trở lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Do địa hình chia cắt mạnh nên trong quá trình khai thác, sử dụng cần lưu ý các vấn đề xói mòn và sạt lở đất. (SGK – Trang 111)
Câu 15. Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ
C. Mùa thu
D. Mùa đông
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Khu vực Bắc Á có mạng lưới sông dày. Các sông bị đóng băng vào mùa đông và có lũ vào mùa xuân. (SGK – Trang 112)
Câu 16. Việc bảo vệ và phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á vì?
A. Vì mục đích kinh tế, đặc biệt khai thác gỗ và chế biến gỗ.
B. Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.
C. Trồng rừng để chống xói mòn và sạt lở đất ở khu vực miền núi và ven biển.
D. Đảm bảo sự đa dạng về tự nhiên, số lượng loài động và thực vật.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Diện tích rừng tự nhiên còn ít, nhiều loài động thực vật bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng loài. Vì vật, việc bảo vệ, phục hồi rừng là nhiệm vụ rất quan trọng của các quốc gia ở châu Á. ( SGK – Trang 113)
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 4: Khái quát về liên minh Châu Âu
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 7: Bản đồ chính trị Châu Á. Các khu vực của Châu Á
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của Châu Phi