Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Sự truyền âm – thời gian
Bài 9.1 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các dàn loa thường có các loa thùng và ta thường nghe thấy âm thanh phát ra từ cái loa đó. Bộ phận nào sau đây của loa là nguồn âm?
A. Màng loa.
B. Thùng loa.
C. Dây loa.
D. Cả ba bộ phận: màng loa, thùng loa, dây loa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Màng loa dao động phát ra âm thành chính là bộ phần nguồn âm của loa.
Bài 9.2 trang 23 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trường hợp nào sau đây không được gọi là nguồn âm?
A. Nước suối chảy.
B. Mặt trống khi được gõ.
C. Các ngón tay dùng để gảy đàn ghi ta.
D. Sóng biển vỗ vào bờ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C sai vì các ngón tay không phát ra âm thanh. Dây đàn dao động mới là nguồn âm.
Bài 9.3 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Âm thanh không truyền được
A. trong thủy ngân.
B. trong khí hydrogen.
C. trong chân không.
D. trong thép.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Âm thanh không truyền được trong chân không.
Bài 9.4 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Cá heo phát âm thanh ở các tần số khác nhau cho phép nó tự định vị hoặc giao tiếp với cá heo khác. Hãy biểu diễn bằng sơ đồ sự truyền âm từ nguồn âm đến nơi nhận khi cá heo phát ra tiếng kêu để giao tiếp với một trong những đồng loại của nó.
Lời giải:
Bài 9.5 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Những ngọn nến thắp sáng được xếp trước một chiếc loa phát ra bản nhạc với những âm thanh trầm thấp. Người ta quan sát thấy các ngọn nến “nhảy múa” theo âm phát ra, bắt đầu từ ngọn nến gần loa nhất (hình 9.1). Hãy giải thích hiện tượng xảy ra và tiến hành lại thí nghiệm để kiểm tra giải thích của mình.
Lời giải:
Hiện tượng trên xảy ra vì âm do loa phát ra được truyền trong không khí làm cho các lớp không khí bên cạnh nguồn âm dao động. Dao động của các lớp không khí này kéo theo sự dao động của các ngọn nến, làm cho ta quan sát thấy các ngọn nến “nhảy múa” theo điệu nhạc.
Em tự tiến hành lại thí nghiệm để kiểm tra giải thích của mình.
Bài 9.6 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bạn Minh gõ một trong hai âm thoa đặt cạnh nhau (hình 9.2). Sau đó, Minh nắm lấy âm thoa bị gõ để ngăn không cho nó dao động nữa. Nhưng tai Minh vẫn nghe thấy âm phát ra từ âm thoa bị gõ. Em hãy làm lại thí nghiệm này và giải thích hiện tượng đó.
Lời giải:
Em tự tiến hành thí nghiệm.
Hiện tượng trên xảy ra vì âm thoa thứ nhất bị gõ nên rung và phát ra âm. Âm thanh này lan truyền trong không khí tới âm thoa thứ hai gần đó, làm cho âm thoa thứ hai cũng bị dao động theo. Vì đang dao động nên âm thoa thứ hai trở thành một nguồn âm. Khi ngắt nguồn âm thứ nhất, ta vẫn nghe được âm phát ra từ nguồn âm thứ hai trong một khoảng thời gian nhất định.
Bài 9.7 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy nguồn thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm, nó thường báo cho nhau bằng cách giậm chân xuống đất. Tại sao chúng làm như vậy?
Lời giải:
Ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy nguồn thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm, nó thường báo cho nhau bằng cách giậm chân xuống đất. Chúng làm như vậy vì thông tin truyền trong đất rõ và đi nhanh hơn so với khi tiếng kêu của nó truyền trong không khí.
Bài 9.8 trang 24 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trong trạm vũ trụ hoặc tàu vũ trụ, các nhà du hành có thể nói chuyện với nhau bình thường do ở đây vẫn có không khí. Nhưng khi phải làm nhiệm vụ ở ngoài vũ trụ, không có không khí, để nói chuyện được với nhau, họ đã phải chạm mũ vào nhau. Khi đó, âm thanh đã truyền qua các chất (vật) nào?
Lời giải:
Khi phải làm nhiệm vụ ở ngoài vũ trụ, không có không khí, để nói chuyện được với nhau, các nhà du hành đã phải chạm mũ vào nhau. Khi đó, âm thanh đã truyền từ người nói qua không khí trong mũ (chất khí), qua thành mũ (chất rắn) tới tai người kia (chất khí trong mũ).
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian
Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Bài 11: Phản xạ âm
Bài 12: Ánh sáng, tia sáng