Chỉ 400k mua trọn bộ Giáo án KHTN 7 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết (chỉ 30k cho 1 bài Giáo án bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Trường: ……………………. Tổ: …………………………. |
Họ và tên giáo viên: ……………………………….. |
BÀI 23: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng.
– Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá.
– Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đườngg đi của các chất khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người).
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video để tìm hiểu về quá trình trao đổi khí ở sinh vật, cấu tạo và chức năng của khí khổng, quá trình trao đổi khí ở thực vật và động vật.
– Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá, đường đi của các chất khí qua các cơ quan của hệ hô hấp của động vật (ví dụ ở con người), hợp tác trong thực hiện hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong thực hiện giải thích các hiện tượng thực tế liên quan đến bài học.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận biết khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm trao đổi khí ở sinh vật. Nêu được cấu tạo và chức năng của khí khổng, kể tên được cơ quan hô hấp của các loài động vật
– Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá và qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật.
– Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được những kiến thức về trao đổi khí ở thực vật, động vật và người trong bảo vệ cơ thể và môi trường sống để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
3. Phẩm chất
– Trách nhiệm trong tiết học, trách nhiệm trong hoạt động nhóm và cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên.
– Chịu khó nghiên cứu tài liệu, tích cực và chủ động nhận nhiệm vụ học tập, tham gia các hoạt động bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi.
– Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Hình ảnh 22.3, 22.3, 22.4, 22.5, 22.6
+ Phiếu học tập.
+ Đoạn video: Quan sát khí khổng trên lá cây thài lài tía trên kính hiển vi, video về cơ chế đóng mở khí khổng, video khám phá hoạt động hô hấp ở người
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
– SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới.
– Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập: trao đổi khí ở sinh vật.
b) Nội dung:
– Câu hỏi đặt vấn đề:
+ Tế bào trong cơ thể cần khí oxygen và thải khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp. Cơ thể đảm bảo quá trình đó bằng cách nào và do cơ quan nào thực hiện?
c) Sản phẩm:
– Đáp án trả lời của học sinh (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đưa câu hỏi đặt vấn đề: + Tế bào trong cơ thể cần khí oxygen và thải khí carbon dioxide trong quá trình hô hấp. Cơ thể đảm bảo quá trình đó bằng cách nào và do cơ quan nào thực hiện? – HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập – HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. – Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận – GV mời các HS trả lời câu hỏi. Khuyến khích HS mạnh dạn đưa ra ý kiến. – Các HS khác lắng nghe và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Giáo viên nhận xét, đánh giá: → Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Vậy trao đổi khí là gì?Trao đổi khí diễn ra như thế nào ở cả động vật và thực vật? Chúng ta cùng tìm hiểu vào nội dung bài học hôm nay: “Trao đổi khí ở sinh vật”. |
– Các câu trả lời của HS. * Gợi ý: – Ở thực vật: trao đổi khí chủ yếu qua khí khổng ở lá cây. – Ở động vật: Cơ thể thực hiện việc lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide bằng cách hô hấp (hít thở) do cơ quan trong hệ hô hấp thực hiện.
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm trao đổi khí ở sinh vật
a) Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm, cơ chế của sự trao đổi khí ở sinh vật.
b) Nội dung:
– Học sinh làm việc nhóm bốn: xem hình động về cử động hô hấp của con người, nghiên cứu thông tin trong SGK quan sát hình 23.1 trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần hồ sơ học tập).
c) Sản phẩm:
– Đáp án phiếu học tập số 1.
H1: Khi hô hấp con người hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide.
H2: Giữa cơ thể với môi trường đã xảy ra quá trình trao đổi khí.
H3: Trao đổi khí là sự trao đổi các chất ở thể khí giữa cơ thể với môi trường.
H4: Quá trình trao đổi khí ở sinh vật: Là sự di chuyển của các phân tử khí từ vùng có hàm lượng phân tử khí cao sang vùng có hàm lượng phân tử khí thấp hơn.
H5: Lượng oxygen trong tế bào thấp hơn ngoài môi trường và ngược lại lượng carbon dioxide trong tế bào cao hơn ngoài môi trường.
– Giải thích: Vì oxygen trong tế bào sử dụng cho quá trình hô hấp để oxi hóa các chất, còn Carbon dioxide được sinh ra trong quá trình hô hấp.
H6: Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện theo cơ chế khuếch tán.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án KHTN 7 Cánh diều Bài 23: Trao đổi khí ở sinh vật
Giáo án KHTN 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây