Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật
Video giải KHTN 7 Bài 22: Quang hợp ở thực vật – Kết nối tri thức
Mở đầu trang 101 KHTN lớp 7: Thực vật có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho cơ thể và nhiều sinh vật khác trên Trái Đất. Khả năng kì diệu đó được gọi là quang hợp.
Vậy quang hợp diễn ra ở đâu trong cơ thể thực vật? Thực vật thực hiện được quá trình đó bằng cách nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình:
Ta thấy cơ quan quang hợp của thực vật là lá xanh (Bào quan quang hợp: Lục lạp).
Thực vật để quang hợp cần có ánh sáng mặt trời, nước, carbon dioxide CO2.
Trả lời:
– Quang hợp diễn ra ở lá cây (bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp).
– Để quang hợp thực vật cần cơ nguyên liệu là nước và carbon dioxide CO2 dưới điều kiện là ánh sáng mặt trời.
1. Khái quát về quang hợp
Hoạt động 1 trang 101 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 22.1 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.1.
Bảng 22.1
Phương pháp giải:
Quan sát hình ta thấy
– Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.
Trả lời:
Hoạt động 2 trang 101 KHTN lớp 7: Dựa vào kết quả ở câu 1, phát biểu khái niệm và viết phương trình tổng quát quá trình quang hợp.
Trả lời:
– Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật.
– Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.
Hoạt động trang 102 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 22.2 và đọc thông tin trên để trả lời câu hỏi: Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá với môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hoá trong quá trình quang hợp:
Phương pháp giải:
Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.
Trả lời:
– Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.
– Quá trình quang hợp chuyển đổi quang năng (ánh sáng mặt trời) thành hóa năng (năng lượng).
2. Vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
Câu hỏi 1 trang 103 KHTN lớp 7: Đọc thông tin trên và quan sát Hình 22.3 rồi hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 22.2.
Bảng 22.2
Phương pháp giải:
Bào quan quang hợp ở thực vật là: Lục lạp
– Trong lục lạp chứa sắc tố quang hợp là diệp lục – tạo nên màu xanh của lá cây (cơ quan quang hợp)
Ta quan sát thấy thân của cây cành giao và cây xương rồng có màu xanh tươi, điều này cho thấy rằng trong thân cây có chứa diệp lục.
Kết luận: Các cây có lá tiêu giảm hay biến đổi chúng sẽ sử dụng bộ phận khác để quang hợp đó là: Thân cây
Trả lời:
Câu hỏi 2 trang 103 KHTN lớp 7: Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận nào trên cây sẽ thực hiện quá trình quang hợp?
Trả lời:
Ở các cây có phiến lá biến đổi như xương rồng, cành giáo,.. bộ phận của cây thực hiện quá trình quang hợp là: Thân cây.
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 21: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
Bài 23: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
Bài 24: Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh
Bài 25: Hô hấp tế bào