Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 54: HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
GV tổ chức cho HS các loại hoạt động như hoạt động khởi động bước vào nghiên cứu bài học, trò chơi, hoạt động trải nghiệm kiểm chứng lí thuyết để HS:
+ Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời.
+ Nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.
+ Vận dụng được kiến thức vào đời sống thực tế (chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời).
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, theo dõi video để tìm hiểu về cấu trúc sơ lược của Hệ Mặt Trời, nêu được tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự từ gần nhất đến xa Mặt Trời nhất.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm trong tìm hiểu chu kì tự quay, chu kì quay quanh Mặt Trời và khoảng cách đến Mặt Trời của tám hành tinh, hợp tác để đưa ra so sánh về khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời và sự liên hệ giữa khoảng cách này với chu kì chuyển động quanh Mặt Trời của các hành tinh.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong vẽ sơ đồ biểu diễn sơ lược hệ Mặt Trời theo một tỉ lệ cho trước và giải tích lí do từ Trái Đất, có thể nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
– Năng lực KHTN:
+ Quan sát được tranh, ảnh, video để rút ra nhận xét về khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời.
+ So sánh, rút ra được sự liên hệ giữa khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời và chu kì quay quanh Mặt Trời của các hành tinh đó.
+ Giải thích được lí do có thể nhìn thấy các hành tinh dù chúng không phải là nguồn sáng.
+ Vẽ được sơ đồ biểu diễn Hệ Mặt Trời theo đúng tỉ lệ cho trước.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về Hệ Mặt Trời.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ nhóm trong xử lí kết quả nghiên cứu và rút ra nhận xét về Hệ Mặt Trời.
– Trung thực, cẩn thận trong xử lí kết quả được nhận, rút ra nhận xét và vẽ sơ đồ theo đúng tỉ lệ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
+ Các slide chiếu Hình 54.1; 54.2; 54.3; chiếu bảng số liệu về các hành tinh.
+ Các vật liệu: bìa các-tông, đỉnh ghim, giấy nến, băng dính đủ cho các nhóm chế tạo dụng cụ quan sát vết đen trên Mặt Trời.
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS nghiên cứu nội dung cơ bản của bài học: cấu trúc của hệ Mắt Trời và đặc điểm của các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời.
b. Nội dung: HS sử dụng kinh nghiệm thực tế để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
+ GV đặt câu hỏi gây sự chú ý của HS: “Em nào biết, ngoài Trái Đất, còn có những thiên thể nào quay quanh Mặt Trời?”
+ Sau khi HS trả lời các thiên thể và đặt tiếp câu hỏi: “Trong các thiên thể quay quanh Mặt Trời, thiên thể nào ở gần Mặt Trời nhất, thiên thể nào ở xa Mặt trời nhất?”
+ HS trả lời theo ý nghĩ của mình sau đó GV dẫn dắt vào bài học mới.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 54: Hệ Mặt Trời.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Giáo án Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Giáo án Bài 53: Mặt trăng
Giáo án Bài 54: Hệ mặt trời
Giáo án Bài 55: Ngân Hà
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,