Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
CHƯƠNG X-TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI
BÀI 52: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI. THIÊN THỂ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
+ Giải thích được một số cách định tính và sơ lược hiện tượng. Từ Trái Đất thấy Mặt trời mọc và lặn hằng ngày
+ Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể tự phát sáng: mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng mặt trời
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”, chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất và khái niệm của sao, hành tinh, vệ tinh.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các khái niệm, hợp tác trong thực hiện hoạt động thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các câu hỏi, vấn đề liên quan đến kiến thức trong bài học, giải quyết vấn đề khó khăn và sáng tạo trong hoạt động thiết kế mô hình đồng hồ Mặt Trời.
– Năng lực KHTN:
+ Lấy được ví dụ phân biệt chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực”.
+ Trình bày được chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực” của Mặt Trời.
+ Xác định được tầm quan trọng của việc mô tả đúng chuyển động của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất, từ đó giải thích được cách xác định thời gian.
+ Thực hiện tự chế tạo một đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
Nêu và phân biệt được các thiên thể.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “thực” của Mặt Trời, phân biệt được các thiên thể.
+ Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thực hành, thảo luận về dụng cụ, cách chế tạo một đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
+ Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép các thông số để chế tạo đồng hồ Mặt Trời đơn giản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
+ Dụng cụ để chiếu hình vẽ trong bài
+ Mô hình quả địa cầu
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV dẫn dắt, gợi mở bài học:
Hằng ngày chúng ta đều dễ dàng quan sát được hiện tượng mặt trời mọc và lặn. Liệu có đúng là mặt trời chuyển động từ Đông sang Tây? Em nghĩ gì về điều này? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về chuyển động nhìn thấy của mặt trời và thiên thể. Từ những thông tin mà bài học cung cấp các em sẽ giải thích được một số định tính sơ lược như từ Trái đất thấy mặt trời mọc hay lặn hằng ngày hay tại sao mặt trời và sao là các thiên thể phát sáng?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “ thực”
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu về chuyển động “nhìn thấy” và chuyển động “ thực”
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm:
HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Giáo án Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Giáo án Bài 53: Mặt trăng
Giáo án Bài 54: Hệ mặt trời
Giáo án Bài 55: Ngân Hà
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,