Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
Bài 50: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
+ Nhận biết được các nguồn năng lượng trong tự nhiên.
+ Hiểu được ưu điểm, nhược điểm và sự cần thiết của việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
+ Vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết cách thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và xử lí các thông tin thu nhận được (phân tích, tổng hợp, vẽ biểu đồ ) rút ra những nhận xét về vấn đề cần tìm hiểu về năng lượng.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hỗ trợ, thảo luận với các thành viên trong nhóm lập kế hoạch.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết tình huống trong bài tập, trò chơi; phát triển các ý tưởng cá nhân về năng lượng – nhiên liệu theo sơ đồ tư duy.
– Năng lực KHTN:
+ Kể tên và nhận biết được một số dạng năng lượng quen thuộc và một số nguồn năng lượng quan trọng (năng lượng không tái tạo, các năng lượng tái tạo…)
+ Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.
+ Biết được vai trò của năng lượng đối với đời sống và sự phát triển; các nguồn năng lượng thông dụng là có hạn.
+ Phân biệt được hành vi nên làm, không nên làm trong việc sử dụng điện, nước
+ Lập được một sơ đồ tư duy mới chung của nhóm về năng lượng, nhiên liệu trên cơ sở tổng hợp ý tưởng của các thành viên trong nhóm.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Có ý thức trong việc khai thác và sử dụng năng lượng an toàn, hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
– Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
– Chăm chỉ: luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
– Trung thực: khách quan, công bằng
– Trách nhiệm: quan tâm đến ý kiến của người khác trong nhóm học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận ra được vấn đề hiện nay: nguồn năng lượng hóa thạch đang sử dụng quá mức và sẽ cạn kiệt nhanh, cần phải tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
b. Nội dung: HS quan sát biểu đồ SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ, để các em thấy rằng trong việc sản xuất điện, năng lượng tái tạo đang được sử dụng với tỉ lệ thấp so với năng lượng hoá thạch.
Từ đó, HS bước đầu nhận ra được vấn đề hiện nay: nguồn năng lượng hóa thạch đang sử dụng quá mức và sẽ cạn kiệt nhanh, cần phải tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.
GV thống nhất câu trả lời nhanh của HS và dẫn dắt vào bài học:
Năng lượng tái tạo hiện nay đang rất bùng nổ tại các nước phát triển và cả những nước đang phát triển, khi mà các công nghệ mới liên tục ra đời giúp giảm chi phí sản xuất đáng kể cũng như hiệu quả ngày càng tăng, hứa hẹn về một tương lai năng lượng sạch. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nguồn năng lượng này, vận dụng kiến thức để giải quyết được một số vấn đề liên quan đến năng lượng sử dụng trong cuộc sống.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 6 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 50: Năng lượng tái tạo.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 49: Năng lượng hao phí
Giáo án Bài 50: Năng lượng tái tạo
Giáo án Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Giáo án Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Giáo án Bài 53: Mặt trăng
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,