Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 49: NĂNG LƯỢNG HAO PHÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
+ Chỉ ra được năng lượng nào là hữu ích và năng lượng nào là hao phí.
+ Nhận biết được năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng.
+ Nêu được năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.
2. Năng lực
– Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, nghiên cứu thông tin, hình ảnh gọi tên được năng lượng hữu ích, năng lượng hao phí trong một số tình huống cụ thể.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm, phân công công việc cho các thành viên trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các các vấn đề GV nêu ra, GQ các tình huống xảy ra trong quá trình học tập.
– Năng lực KHTN:
+ Nêu được dạng năng lượng có ích và năng lượng hao phí khi đun nước trong các trường hợp khác nhau.
+ Phân tích các ví dụ để rút ra được: Năng lượng hao phí thường xuất hiện ở dạng nhiệt năng, năng lượng âm (đôi khi có cả ánh sáng).
+ Xác định được các dạng năng lượng hao phí khi đạp xe, khi ô tô chạy.
+ Vẽ được sơ đồ năng lượng thể hiện năng lượng đầu vào, năng lượng hữu ích, năng lượng hao phí trong một số trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Nhân ái: tôn trọng sự khác biệt về nhận thức của các bạn trong lớp, tổ, nhóm.
– Chăm học: luôn nỗ lực vươn lên, tiến bộ trong học tập.
– Có trách nhiệm quan tâm tới các thành viên trong nhóm để hoàn thành được nhiệm vụ chung.
– Trung thực trong quá trình báo cáo kết quả làm việc nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: máy tính, máy chiếu, hình ảnh, slide,….
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS tự nhận ra cách sử dụng nào ít hao phí năng lượng nhất
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV cho HS quan sát ba ví dụ đun nước bằng bếp củi, bếp than và ấm điện ở đầu bài và yêu cầu HS tìm hiểu xem trong và cách đun nước đó, cách đun nào ít hao phí năng lượng nhất.
HS quan sát tranh và đưa ra ý kiến của mình.
Dự kiến sản phẩm:
-
Cách đun nước bằng cách dùng ấm điện ít hao phí năng lượng nhất.
-
Vì gần như toàn bộ năng lượng cung cấp cho ấm sẽ làm nóng nước và sôi. Ở hai cách đun còn lại có nhiều năng lượng bị tổn thất ra bên ngoài môi trường.
Sau đó GV dẫn dắt vào bài bằng cách khái quát qua nội dung bài học
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức Bài 49: Năng lượng hao phí.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 48: Sự chuyển hóa năng lượng
Giáo án Bài 49: Năng lượng hao phí
Giáo án Bài 50: Năng lượng tái tạo
Giáo án Bài 51: Tiết kiệm năng lượng
Giáo án Bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
Giáo án KHTN 6 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,