Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:…/…./…..
Ngày dạy: :…/…./…..
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Môn học: KHTN – Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
– Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập: Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao; Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động nhóm: Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; Hỗ trợ, thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
– Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
– Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về các thành tựu khoa học tự nhiên của một lĩnh vực nhất định.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
– Yêu nước, tích cực tham gia các hoạt động nghiên cứu và sáng tạo để góp phần phát triển đất nước, bảo vệ thiên nhiên.
– Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
– Chăm chỉ, ham học hỏi, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
– Trung thực khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, báo cáo kết quả.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
– Phiếu học tập số 1, 2, 3 cho mỗi nhóm.
– Giấy A0 cho mỗi nhóm 6 HS
– Hình ảnh 1.1, 1.2, 1.4 SGK
2. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk và đồ dùng học tập khác
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi tinh thần hứng thú HS về Khoa học tự nhiên.
b. Nội dung:
– HS thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về những vấn đề sau:
+ Tổ 1: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có điện?
+ Tổ 2: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có dự báo thời tiết?
+ Tổ 3: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không phát hiện ra virus SASR-CoV-2 và vaccine?
+ Tổ 4: Cuộc sống sẽ như thế nào nếu con người không biết gì về vũ trụ?
c. Sản phẩm:
Phần trình bày của đại diện các nhóm HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV thông báo nhiệm vụ thảo luận nhóm theo tổ trong 2 phút về 4 vấn đề.
– HS nhận nhiệm vụ, thảo luận nhóm, trình bày ra giấy nháp.
– Đại diện 4 tổ lần lượt lên báo cáo kết quả thảo luận.
– GV dẫn dắt HS xác định vấn đề học tập: Từ cổ xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn tìm hiểu về thế giới tự nhiên, nhờ đó mà ta có được các thành tựu khoa học rất quan trọng để ứng dụng vào cuộc sống. Hoạt động đó được gọi là nghiên cứu khoa học tự nhiên, vậy khoa học tự nhiên là gì và vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống như thế nào? Chúng ta cùng vào bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên
a. Mục tiêu:
– Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
– Nhận biết được các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên.
b. Nội dung:
– HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút hoàn thành PHT số 1.
Nội dung thảo luận:
– Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta bao gồm các hiện tượng tự nhiên, các sự vật như động vật, thực vật,… và cả con người.
Câu hỏi 1. Trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học?
Câu hỏi 2. Các hoạt động đó được gọi là hoạt động nghiên cứu Khoa học tự nhiên. Vậy em hiểu Khoa học tự nhiên là ngành khoa học như thế nào?
Câu hỏi 3. Nhà khoa học là ai?
Câu hỏi 4. Phương pháp nghiên cứu chung của Khoa học tự nhiên là gì?
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 8 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên.
Xem thêm các bài giáo án Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
Giáo án Bài 2: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
Giáo án Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo – sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
Giáo án Bài 4: Đo chiều dài
Giáo án Bài 5: Đo khối lượng
Giáo án KHTN 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,