Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
Phần 1. 15 câu trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
Câu 1. Vũ khí sinh học không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Lan truyền bằng nhiều con đường.
B. Phạm vi sát thương lớn, thời gian tác hại dài.
C. Khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả.
D. Chỉ lan truyền trong phạm vi nhỏ với liều lượng lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Vũ khí sinh học lan truyền bằng nhiều con đường và có thể lan truyền trên lãnh thổ rộng với liều lượng nhỏ, bí mật; phạm vi sát thương lớn, thời gian tác hại dài; khó phát hiện, phòng chống và khắc phục hiệu quả.
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao?
A. Có độ chính xác cao, tầm hoạt động xa.
B. Uy lực sát thương nhỏ hơn so với vũ khí thông thường.
C. Có thể hoạt động trong điều kiện nhiễu, thời tiết phức tạp.
D. Có sự nhảy vọt về chất lượng, tính năng kĩ – chiến thuật.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vũ khí công nghệ cao: có sự nhảy vọt về chất lượng, tính năng kĩ – chiến thuật; có độ chính xác cao, tầm hoạt động xa; uy lực sát thương lớn hơn nhiều lần so với vũ khí thông thường; có thể hoạt động trong điều kiện nhiễu, thời tiết phức tạp.
Câu 3. Hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội được gọi là
A. thiên tai.
B. địch họa.
C. dịch bệnh.
D. vũ khí.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế – xã hội được gọi là thiên tai.
Câu 4. Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây không phải là thiên tai?
A. Bão.
B. Sét.
C. Mưa phùn.
D. Hạn hán.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lutj, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần.
– Mưa phùn không phải là thiên tai.
Câu 5. Bệnh nào dưới đây không phải là bệnh dịch truyền nhiễm?
A. Đau xương khớp.
B. Cúm A-H5N1.
C. Sốt xuất huyết.
D. Covid-19.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
– Đau xương khớp không phải là bệnh dịch truyền nhiễm.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm?
A. Tham gia vào phong trào “Anti Vaccine” (chống tiêm chủng).
B. Tiêu hủy động vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh.
C. Cách li y tế với người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh.
D. Khai báo y tế, báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
– Một số biện pháp, chống dịch bệnh truyền nhiễm:
+ Tiêu hủy động vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh.
+ Cách li y tế với người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh.
+ Khai báo y tế, báo cáo tình hình dịch bệnh theo quy định
Câu 7. Chúng ta có thể gọi điện đến số điện thoại khẩn cấp nào dưới đây để được hỗ trợ khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ?
A. 115.
B. 114.
C. 113.
D. 112.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, chúng ta có thể gọi điện đến số 114 để được hỗ trợ
Câu 8. Hiện tượng tự nhiên nào dưới đây có thể gây ra tình trạng cháy nổ?
A. Núi lửa phun trào.
B. Mưa phùn.
C. Xói mòn đất.
D. Thủy triều.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Cháy nổ xảy ra do nhiều nguyên nhân như: thiên tai, tác động của các hiện tượng tự nhiên (sét đánh, do núi lửa phun trào, khô hạn, nắng nóng…); sự cố hệ thống, thiết bị điện, sự bất cẩn của con người trong sử dụng lửa, điện; ma sát tĩnh điện, tự cháy…
Câu 9. Bom được hiểu là
A. thiết bị nổ có sức công phá lớn, huỷ diệt sự sống, gây thiệt hại về người, tài sản.
B. vũ khí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương.
C. vật thể mang phần tử sát thương sinh lực địch, phá hủy phương tiện của đối phương.
D. vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Bom là một thiết bị nổ có sức công phá lớn, huỷ diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản.
Câu 10. “Vũ khí nổ bố trí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bom.
B. Mìn.
C. Đạn.
D. Vũ khí hóa học.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
– Mìn là vũ khí nổ bố trí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương.
– Mìn huỷ diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề.
Câu 11. Đạn được hiểu là
A. thiết bị nổ có sức công phá lớn, huỷ diệt sự sống, gây thiệt hại về người, tài sản.
B. vũ khí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương.
C. vật thể mang phần tử sát thương sinh lực địch, phá hủy phương tiện của đối phương.
D. vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
– Đạn là vật thể mang phần tử sát thương sinh lực, phá huỷ phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương
– Đạn dễ nổ, khả năng còn sót lại rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện và xử lí.
Câu 12. “Vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái” – đó là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bom.
B. Mìn.
C. Đạn.
D. Vũ khí hóa học.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Vũ khí hóa học là vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái.
– Vũ khí hóa học có phạm vi tác động lớn về không gian, thời gian, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.
Câu 13. Vũ khí sinh học được hiểu là
A. vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự.
B. những tác nhân sinh học sử dụng vào mục đích quân sự để gây hại cho đối phương.
C. loại vũ khí được nghiên cứu dựa trên thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ.
D. vật thể mang phần tử sát thương sinh lực địch, phá hủy phương tiện của đối phương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Vũ khí sinh học là những tác nhân sinh học sử dụng vào mục đích quân sự gây tổn hại cho người hoặc động vật, thực vật và môi trường của đối phương.
Câu 14. Vũ khí công nghệ cao được hiểu là
A. vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự.
B. những tác nhân sinh học sử dụng vào mục đích quân sự để gây hại cho đối phương.
C. loại vũ khí được nghiên cứu dựa trên thành tựu cách mạng khoa học – công nghệ.
D. vật thể mang phần tử sát thương sinh lực địch, phá hủy phương tiện của đối phương.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Vũ khí công nghệ cao được hiểu là loại vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng đặc điểm của vũ khí hóa học?
A. Có phạm vi hoạt động lớn về không gian.
B. Khó phát hiện kịp thời.
C. Gây khó khăn cho công tác phòng chống.
D. Không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
– Vũ khí hóa học có phạm vi tác động lớn về không gian, thời gian, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả; gây ảnh hưởng nặng nề đối với môi trường sinh thái.
Phần 2. Lý thuyết GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
I. Phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao
1. Tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao
a) Bom là một thiết bị nổ có sức công phá lớn, huỷ diệt sự sống, gây thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản.
Vụ nổ gây ra bởi bom nguyên tử
b) Mìn
– Là vũ khí nổ bố trí trên bộ, dưới nước nhằm tiêu diệt sinh lực, phá hoại công trình, phương tiện và dùng làm vật cản ngăn chặn cơ động của đối phương.
– Mìn huỷ diệt môi trường sống và để lại di chứng nặng nề.
Mìn chống tăng TM 62M khả năng xé nát mục tiêu trong ít phút
c) Đạn
– Là vật thể mang phần tử sát thương sinh lực, phá huỷ phương tiện, vũ khí trang bị của đối phương
– Đạn dễ nổ, khả năng còn sót lại rất lớn, gây khó khăn trong dò tìm, phát hiện và xử lí.
Nhiều loại đầu đạn khác nhau trong cùng một loại đạn
d) Vũ khí hoá học
– Là vũ khí dựa trên đặc tính gây độc cao và tác dụng nhanh của các chất độc quân sự gây cho đối phương tổn thất lớn về sinh lực, phương tiện kĩ thuật, cơ sở kinh tế, quốc phòng, môi trường sinh thái.
– Có phạm vi tác động lớn về không gian, thời gian, khó phát hiện kịp thời, gây khó khăn, phức tạp trong phòng chống và khắc phục hậu quả.
Chất độc màu da cam vũ khí tồi tệ của lịch sử
e) Vũ khí sinh học: là những tác nhân sinh học sử dụng vào mục đích quân sự gây tổn hại cho người hoặc động vật, thực vật và môi trường của đối phương.
Vũ khí sinh học một trong những vũ khí đáng sợ nhất nhân loại
g) Vũ khí công nghệ cao
– Có sự nhảy vọt về chất lượng, tính năng kĩ – chiến thuật, có độ chính xác cao, tầm hoạt động xa, uy lực sát thương lớn hơn so với vũ khí thông thường
– Có thể hoạt động trong những điều kiện nhiều, thời tiết phức tạp, ngày, đêm,…
Vũ khí công nghệ cao có độ chính xác và sức sát thương lớn
2. Một số biện pháp phòng tránh bom, mìn, đạn, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao
– Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục do nhà trường, khu dân cư tổ chức về tác hại của bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn do chúng gây ra.
– Tích cực, chủ động tìm hiểu thực trạng và hậu quả do bom, mìn, đạn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam gây ra, không tự ý đào bởi bom, mìn, đạn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Phát động phong trào phòng tránh bom mìn tại học đường
– Hạn chế đến những nơi nghi bị nhiễm chất độc hại trong chiến tranh, thận trọng khi sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt ở những nơi này,…
Nhiều người dân hiện nay vẫn còn thơ ơ với chính mạng sống của bản thân
II. Phòng, chống thiên tai
1. Tác hại của thiên tai
– Gây hậu quả nghiêm trọng, làm nhiều người chết .,..
– Thiên tai tàn phá, làm suy thoái, ô nhiễm môi trường sống
– Gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, gây mất ổn định xã hội.
Lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế – xã hội
2. Một số biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ hậu quả thiên tai
– Thực hiện phương châm 4 tại chỗ:
+ Chỉ huy tại chỗ
+ Lực lượng tại chỗ, phương tiện
+ Vật tư tại chỗ;
+ Hậu cần tại chỗ.
– Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, nhận biết các loại thiên tai để chủ động phòng tránh và khắc phục hậu quả tích cực cùng gia đình, xã hội thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai tại địa phương.
– Tích cực tham gia các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn, thương tích, đuối nước; tuyên truyền, giáo dục phòng, chống thiên tai trong trường học và nơi em ở.
Lực lượng dân quân tự vệ tham gia phòng chống thiên tai
III. Phòng, chống cháy nổ
1. Tác hại của cháy nổ
– Cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khoẻ, tính mạng con người, tài sản và ảnh hưởng tới môi trường.
2. Một số biện pháp phòng, chống cháy nổ
– Thực hiện quy định của pháp luật và phương châm 4 tại chỗ về phòng cháy và chữa cháy: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ.
– Sử dụng an toàn chất dễ gây cháy nổ, không để các chất dễ cháy nổ gần nguồn lửa, nguồn nhiệt và những nơi có khả năng sinh nhiệt.
– Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng cháy, chữa cháy;
– Ngăn chặn hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy
– Biết sử dụng dụng cụ, phương tiện chữa cháy.
Phát động tháng phòng chống cháy nổ vào mùa khô là rất cần thiết
Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Đội ngũ từng người không có súng
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 3: Đội ngũ tiểu đội
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 4: Các tư thế, động tác vận động trong chiến đấu
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 1: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ
Trắc nghiệm GDQP 10 Bài 2: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương