Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 4: Việc làm
Video bài giải KTPL 11 Bài 4: Việc làm – Cánh diều
Mở đầu trang 26 KTPL 11: Em hãy liệt kê những việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao hiện nay và chia sẻ với các bạn về việc làm mà em yêu thích.
Lời giải:
– Theo bản tin thị trường lao động Việt Nam quý III năm 2022:
+ Năm nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là: tài chính; kế toán; nhân viên phần mềm; ngân hàng và marketing.
+ Dự báo nhu cầu việc làm sẽ tăng ở một số ngành: sản xuất phương tiện vận tải, sản xuất sản phẩm điện tử.
– Việc làm mà em yêu thích là: kĩ sư công nghệ thông tin
1. Khái niệm việc làm
Câu hỏi trang 27 KTPL 11: a) Từ các thông tin trên, em hãy cho biết việc làm bao gồm những hoạt động nào?
Lời giải:
Nội dung các thông tin trên cho thấy: việc làm bao gồm những hoạt động lao động mà:
+ Tạo ra thu nhập cho người lao động;
+ Không bị pháp luật nghiêm cấm;
+ Tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như: việc làm toàn thời gian; việc làm bán thời gian,…
+ Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Câu hỏi trang 27 KTPL 11: b) Từ thông tin 1, 2, em hãy cho biết người lao động nhận được gì khi có việc làm?
Lời giải:
Khi có việc làm, người lao động sẽ có thu nhập (bao gồm: tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác,…).
Câu hỏi trang 27 KTPL 11: c) Theo em, thế nào là việc làm?
Lời giải:
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
2. Khái niệm thị trường việc làm
Câu hỏi trang 28 KTPL 11: a) Em hãy cho biết có những chủ thể kinh tế nào tham gia phiên/sàn giao dịch việc làm?
Lời giải:
Những chủ thể kinh tế tham gia vào phiên/ sàn giao dịch việc làm là:
+ Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… có nhu cầu tuyển dụng lao động.
+ Người lao động có nhu cầu tìm việc làm.
+ Các đơn vị trung gian như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; các Trung tâm Dịch vụ việc làm…
Câu hỏi trang 28 KTPL 11: b) Trong các chủ thể kinh tế đó, bên nào là bên tạo việc làm (bên cung), bên nào là bên đáp ứng nhu cầu của vị trí việc làm (bên cầu), bên nào là bên trung gian?
Lời giải:
Trong các chủ thể kinh tế đó:
+ Bên tạo ra việc làm (bên cung) là: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất…
+ Bên đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm (bên cầu) là: người lao động.
+ Bên trung gian là: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; các Trung tâm Dịch vụ việc làm…
3. Mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm
Câu hỏi trang 29 KTPL 11: a) Từ thông tin 1, em hãy cho biết tương quan giữa cung lao động và số lượng việc làm tại Việt Nam trong quý II năm 2022.
Lời giải:
Thông tin 1 cho thấy: trong quý II năm 2022, ở Việt Nam, số cung lao động lớn hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 51,6 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 50,5 triệu việc làm.
=> Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: gần 1,1 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
Câu hỏi trang 29 KTPL 11: b) Từ thông tin 2, em hãy cho biết thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm có vai trò như thế nào trong việc gắn kết thị trường việc làm với thị trường lao động?
Lời giải:
Thông tin về tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm có vai trò quan trọng trong việc kết nối thị trường việc làm với thị trường lao động; từ đó sẽ góp phần giảm tình trạng thất nghiệp. Cụ thể là:
+ Người lao động có thông tin về việc làm trên thị trường việc làm để tìm được việc làm phù hợp.
+ Người sử dụng lao động có thông tin về lao động trên thị trường lao động để tuyển dụng được lao động phù hợp.
Câu hỏi trang 29 KTPL 11: c) Từ thông tin 1, 2, em hãy cho biết mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trường lao động là gì?
Lời giải:
Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
+ Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
+ Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng thiếu hụt lao động.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 30 KTPL 11: Em hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai?
A. Việc làm là hoạt động có mục đích của con người để tạo ra thu nhập.
B. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
C. Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về tiền lương và các điều kiện làm việc.
D. Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
Lời giải:
– Nhận định đúng là:
+ Nhận định B. Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm.
+ Nhận định D. Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm (người sử dụng lao động) và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm (người lao động) về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
– Nhận định sai là:
+ Nhận định A. Vì: những hoạt động có mục đích, tạo ra thu nhập cho con người nhưng bị pháp luật nghiêm cấm thì cũng không được coi là việc làm (ví dụ: buôn bán trái phép chất ma túy,…)
+ Nhận định C. Vì: Thị trường việc làm là nơi thực hiện các quan hệ thoả thuận giữa người tạo việc làm và người có khả năng đáp ứng yêu cầu của việc làm về tiền lương, vị trí việc làm và các điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động.
Luyện tập 2 trang 30 KTPL 11: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Năm 2021, số lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh A là 1,6 triệu người; số vị trí việc làm là 1,1 triệu việc làm.
Trường hợp 2. Năm 2021, số lao động từ 15 tuổi trở lên tại tỉnh B là 1,2 triệu người; số vị trí việc làm là 1,5 triệu việc làm.
a) Em hãy đánh giá tương quan giữa lao động và việc làm trong từng trường hợp.
b) Em hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa thị trường lao động và thị trường việc làm.
Lời giải:
♦ Yêu cầu a)
– Trường hợp 1: Năm 2021, ở tỉnh A, số cung lao động lớn hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 1,6 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 1,1 triệu việc làm.
=> Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: khoảng 0,5 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
– Trường hợp 2:Năm 2021, ở tỉnh B, số cung lao động nhỏ hơn số lượng việc làm. Cụ thể:
+ Số cung lao động là: 1,2 triệu người.
+ Số lượng việc làm là: 1,5 triệu việc làm.
=> Sự lệch pha giữa số cung lao động và số lượng việc làm này đã dẫn tới tình trạng: thiếu hụt 0,3 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp.
♦ Yêu cầu b) Thị trường việc làm và thị trường lao động có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau.
+ Khi khả năng cung ứng lao động lớn hơn khả năng tạo việc làm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
+ Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng thiếu hụt lao động.
Luyện tập 3 trang 30 KTPL 11: Em hãy tìm hiểu thông tin trên thị trường việc làm tại nơi em sinh sống, xác định mục tiêu nghề nghiệp cho mình, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân để lựa chọn được nghề nghiệp, việc làm phù hợp trong tương lai và chia sẻ với các bạn trong lớp.
Lời giải:
(*) Gợi ý: Học sinh có thể xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo các bước sau:
– Bước 1. Định hướng, lựa chọn ngành nghề
+ Xác định nhóm ngành nghề và nghề nghiệp cụ thể mà bản thân mong muốn làm trong tương lai.
+ Tìm hiểu các yêu cầu về: phẩm chất, năng lực… của ngành nghề đã lựa chọn.
+ Tìm hiểu các thông tin về các trường đào tạo liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.
+ Xác định những môn học liên quan đến ngành nghề đã lựa chọn.
– Bước 2. Đánh giá về sự phù hợp của bản thân với ngành nghề đã lựa chọn
+ Tự đánh giá kết hợp với sự tham vấn ý kiến của người thân, bạn bè để thấy được: ưu điểm – hạn chế của bản thân.
+ So sánh ưu – nhược điểm của bản thân với những yêu cầu (về phẩm chất, năng lực) của ngành nghề đã lựa chọn.
– Bước 3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch và biện pháp rèn luyện theo định hướng ngành nghề đã lựa chọn (theo mẫu dưới đây):
– Bước 4. Tự đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 30 KTPL 11: Em hãy tìm hiểu về tình hình việc làm tại địa phương nơi em sinh sống và chia sẻ thông tin với các bạn trong lớp.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Tình hình việc làm tại thành phố Hà Nội trong tháng 1/2023
– Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong tháng 1/2023, Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 13,8 nghìn người, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2022.
– Theo số liệu tổng hợp từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho thấy, trong tháng 1/2023, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Vận tải – logistics; Dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng; Công nghệ – thông tin… với tổng nhu cầu tuyển dụng từ 100.000 – 120.000 vị trí việc làm.
– Cũng trong tháng 1/2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã tổ chức 20 phiên giao dịch việc làm, với 498 đơn vị, doanh nghiệp tham gia; tổng số nhu cầu tuyển dụng là 10.021 người; tổng số lao động được phỏng vấn là 4.038 lao động; số lao động được tuyển dụng tại phiên là 1.053 lao động.
Vận dụng 2 trang 30 KTPL 11: Em hãy cùng các bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về xu hướng việc làm trong tương lai.
Lời giải:
(*) Gợi ý:
– Thời gian tổ chức: ….. giờ, ngày …./ tháng …./ năm 2023
– Địa điểm tổ chức: Lớp 11…. Trường THPT………
– Thành phần tham dự:
+ Ông/ bà: …………………. – khách mời tham gia buổi tọa đàm
+ Thầy/ cô ………… – cố vấn học tập môn giáo dục kinh tế và pháp luật
+ Tập thể các bạn học sinh lớp 11 ….. Trường THPT…………….
– Tiến trình chính của buổi tọa đàm bao gồm:
+ Phần I: giới thiệu khách mời và nội dung chính của buổi tọa đàm
+ Phần II: trao đổi, giao lưu với khách mời, cố vấn học tập và các bạn học sinh về nội dung tọa đàm.
+ Phần III: kết thúc buổi tọa đàm.
– Một số nội dung chính của buổi tọa đàm:
+ Nội dung 1: Thực trạng thị trường lao động và việc làm ở Việt Nam hiện nay.
+ Nội dung 2. Xu hướng việc làm ở Việt Nam trong tương lai.
+ Nội dung 3: Các bạn học sinh cần chuẩn bị những gì về kiến thức, kĩ năng… để đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm trong tương lai.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Thị trường lao động
Bài 4: Việc làm
Bài 5: Thất nghiệp
Bài 6: Lạm phát
Bài 7: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh