Các nội dung được Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn chi tiết giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa kiến thức, ôn luyện trắc nghiệm từ đó dễ dàng nắm vững được nội dung Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp Địa lí lớp 10.
Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Địa Lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp:
ĐỊA LÍ 10 BÀI 31: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHIỆP. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
Phần 1: Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
1. Vai trò
– Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.
– Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.
– Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được.
2. Đặc điểm
Khái niệm: Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn
– Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu.
– Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng.
b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ
– Không đòi hỏi không gian lãnh thổ rộng lớn.
– Đòi hỏi nhiều kĩ thuật và lao động trên một diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm.
c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
– Đặc điểm:
+ Công nghiệp là tập hợp hệ thống nhiều ngành.
+ Các ngành kết hợp chặt chẽ trong quá trình sản xuất.
+ Trong từng ngành quy trình sản xuất hết sức chặt chẽ và chi tiết.
– Phân loại:
+ Dựa trên sản xuất công nghiệp: Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
+ Dựa trên công dụng kinh tế sản phẩm: Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
– Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
– Ví dụ:
+ Tự nhiên, kinh tế, chính trị: gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,… lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
+ Khí hậu, nước: Phân bố, phát triển công nghiệp: luyện kim màu, dệt, nhuộm, thực phẩm,…
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật: thay đổi quy luật phân bố xí nghiệp, việc khai thác và sử dụng tài nguyên.
+ Đường lối, chính sách: ảnh hưởng quá trình công nghiệp hóa phân bố công nghiệp hợp lí, thúc đẩy công nghiệp phát triển.
Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 1: Đâu không phải là đặc điểm sản xuất của công nghiệp?
A. Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp luôn tiến hành tuần tự và tách xa nhau về mặt không gian.
B. Sản xuất công nghiệp mang tính chất tập trung cao độ.
C. Sản xuất công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên.
D. Sản xuất công nghiệp gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Lời giải:
Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: tác động vào đối tượng lao động (cây trồng vật nuôi) để tạo ra nguyên liệu, giai đoạn 2: chế biến nguyên liệu để tạo ra tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. ⇒ hai giai đoạn này diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt không gian.
Ví dụ: Tại các điểm khai thác khoáng sản thường hình thành một tổ hợp sản xuất bao gồm các xí nghiệp khai thác khoáng sản (mỏ quặng) và các xí nghiệp luyện kim để tạo ra các vật liệu sắt thép…
⇒ Nhận xét: Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp luôn tiến hành tuần tự và cách xa nhau về mặt không gian là không đúng
Đây là điểm khác nhau với nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp cần tuân thủ các quy luật tự nhiên sinh học nên diễn ra tuần tự.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Sự phân bố của ngành công nghiệp nào sau đây không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguồn nguyên liệu
A. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
B. Công nghiệp điện tử – tin học.
C. Công nghiệp khai thác khoáng sản.
D. Công nghiệp luyện kim.
Lời giải:
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp khai thác khoáng sản, luyện kim đều phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu ⇒ vì vậy chúng thường phân bố gần vùng nguyên liệu → thuận tiện cho hoạt động khai thác và vận chuyển nguyên liệu từ nơi khai thác đến các nhà máy chế biến.
– Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu ngành nông nghiệp → phân bố gần các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các trang trại chăn nuôi, vùng trọng điểm lương thực, đánh bắt tôm cá..
– Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố gần các mỏ khoáng sản.
– Công nghiệp luyện kim sử dụng nguyên liệu từ các mỏ quặng kim loại, phi kim → phân bố gần nơi khai thác.
⇒ Loại trừ đáp án A, C, D
– Công nghiệp điện tử – tin học là ngành công nghệ cao, chủ yếu sử dụng kĩ thuật công nghệ hiện đại và chất xám để tạo ra sản phẩm
⇒ Công nghiệp điện tử – tin học không phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí nguyên liệu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Cho bảng số liệu sau
Dựa vào bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng:
A. Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm.
B. Sản lượng điện tăng nhanh nhất so với các sản phẩm còn lại.
C. Sản lượng than tăng chậm nhất so với các sản phẩm còn lại.
D. Sản lượng thép tăng chậm hơn sản lượng dầu mỏ.
Lời giải:
Nhận xét
– Sản lượng than, dầu mỏ, điện và thép đều tăng lên liên tục qua các năm
⇒ Nhận xét A đúng.
– Áp dụng công thức tính: tốc độ tăng sản lượng = sản lượng năm năm 2013 / sản lượng năm 1950
⇒ Sản lượng than tăng gấp 3.8 lần, dầu mỏ tăng gấp 7.1 lần , điện tăng gấp 24 lần, thép tăng 7.4 lần.
Như vậy:
– Sản lượng điện tăng nhanh nhất (gấp 24 lần) ⇒ Nhận xét B đúng
– Sản lượng than tăng chậm nhất (gấp 3.8 lần) ⇒ Nhận xét C đúng
– Sản lượng thép tăng nhanh hơn sản lượng dầu mỏ (7.4 lần > 7.1 lần)
⇒ Nhận xét D. Sản lượng thép tăng chậm hơn dầu mỏ là không đúng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Cho bảng số liệu sau
Để thể hiện sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột chồng
B. Kết hợp (cột ghép và đường)
C. Miền
D. Đường
Lời giải:
– Yêu cầu đề ra thể hiện sản lượng các sản phẩm công nghiệp → nghĩa là thể hiện số lượng (giá trị tuyệt đối) của các sản phẩm công nghiệp.
– Bảng số liệu thể hiện 2 đơn vị khác nhau (triệu tấn và tỉ kWh)
⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ kết hợp
⇒ Lựa chọn biểu đồ kết hợp (cột và đường) để thể hiện sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới qua các năm (biểu đồ có 2 trục tung: 1 cột thể hiện đơn vị triệu tấn, 1 cột thể hiện đơn vị tỉ kwh)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Để khai thác tốt nhất các điều kiên tự nhiên, kinh tế xã – hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất công nghiệp, nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu là
A. Thị trường.
B. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
C. Dân cư – lao động.
D. Cở sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật.
Lời giải:
Khoa học kĩ thuật phát triển sẽ tạo điều kiện khai thác tốt nhất các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế – xã hội.
Ví dụ :
– Công nghệ khai thác hiện đại cho phép con người có thể tiếp cận được những mỏ quặng, dầu khí ở sâu trong lòng đất hay vùng băng giá vĩnh cửu Nam Cực…
– Các phát minh hiện đại của nhân loại đều nhờ sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
– Khoa học kĩ thuật hiện đại cũng được áp dụng trong các khâu chế biến, sản xuất ở nhà máy ⇒ tạo ra sản phẩm công nghiệp có chất lượng và giá trị cao, hàm lượng chất xám lớn (như các loại linh kiện điện tử, ô tô, máy bay hiện đại….)
⇒ Như vậy tiến bộ khoa học kĩ thuật là nhân tố quan trọng nhất giúp con người khai thác có tốt nhất các nguồn lực tự nhiên, dân cư- xã hội và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6: Nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp là
A. Tự nhiên.
B. Vị trí địa lí.
C. Kinh tế – xã hội.
D. Con người.
Lời giải:
Vị trí địa lí về tự nhiên, kinh tế, chính trị như gần biển, sông, đầu mối giao thông vận tải, đô thị,…ảnh hưởng đến việc lựa chọn các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Các đặc điểm nào của khoáng sản chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp?
A. Trữ lượng, chất lượng.
B. Màu sắc, trữ lượng, chất lượng, phân bố.
C. Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố.
D. Hình dạng, phân bố.
Lời giải:
Trữ lượng, chất lượng, chủng loại, phân bố của khoáng sản chi phối quy mô, cơ cấu, tổ chức các xí nghiệp công nghiệp:các nhà máy xi măng tập trung nơi có nguồn đá vôi phong phú (Bỉm Sơn-Thanh Hóa).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Nhân tố tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp là
A. Tiến bộ khoa học kĩ thuật
B. Thị trường
C. Chính sách phát triển
D. Dân cư – lao động
Lời giải:
Thị trường tác động tới việc lựa chọn vị trí các xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9: Sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là
A. Có tính tập trung cao độ.
B. Chỉ tập trung vào một thời gian nhất định.
C. Cần nhiều lao động.
D. Phụ thuộc vào tự nhiên.
Lời giải:
– Sản xuất nông nghiệp phân bố trên một không gian lãnh thổ rộng lớn (ví dụ các nông trường, vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn).
– Trong khi đó, sản xuất công nghiệp không đòi hỏi không gian rộng lớn và mang tính chất tập trung cao độ: trên một diện tích nhất định, có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm → sự tập trung về tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.
⇒ Vậy, sản xuất công nghiệp có đặc điểm khác với sản xuất nông nghiệp là mang tính tập trung cao độ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Vai trò chủ đạo của ngành công nghiệp được thể hiện:
A. Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho tất cả các ngành kinh tế
B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
C. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lí tiên tiến
D. Khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên thên nhiên
Lời giải:
Sản xuất công nghiệp là ngành sản xuất ra khối lượng vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân: công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế, mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của xã hội.
Đáp án cần chọn là: A
Xem thêm