Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển
Câu 1. Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do
A. biên độ nhiệt lớn.
B. thiếu nước.
C. nhiều lóc xoáy.
D. nhiệt độ cao.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do thiếu nước. Ở hoang mạc rất ít mưa, lượng mưa rất nhỏ và có những nơi nhiều năm không có mưa nên thiếu nước trầm trọng, ít sinh vật sinh sống.
Câu 2. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?
A. Rừng nhiệt đới ẩm.
B. Rừng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Đáp án: C
Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
Câu 3. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?
A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Đáp án: A
Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.
Câu 4. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là
A. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.
B. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.
C. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.
D. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.
Đáp án: A
Giải thích: Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.
Câu 5. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa?
A. Rừng nhiệt đới ẩm.
B. Rừng cận nhiệt ẩm.
C. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
D. Hoang mạc và bán hoang mạc.
Đáp án: D
Giải thích: Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa là hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 6. Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm
A. tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
B. tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt.
C. tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt.
D. tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.
Đáp án: D
Giải thích: Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm có tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt
Câu 7. Giới hạn phía trên của sinh quyển là
A. giữa của tầng cao khí quyển.
B. nơi tiếp giáp với tầng ôdôn.
C. đỉnh núi cao nhất thế giới.
D. nơi tiếp giáp tầng bình lưu.
Đáp án: B
Giải thích: Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào sự tồn tại của sự sống. Ranh giới trên cao tiếp xúc với lớp ô-dôn của khí quyển, ranh giới thấp xuống tận đáy sâu của các hố đại dương và dừng lại ở đáy lớp vỏ phong hoá trên đất liền.
Câu 8. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?
A. Rừng xích đạo.
B. Xavan.
C. Rừng nhiệt đới ẩm.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Đáp án: D
Giải thích: Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới ôn hoà là rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 9. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?
A. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.
B. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.
C. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.
D. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.
Đáp án: D
Giải thích:
– Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.
– Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ô-zôn của khí quyển. Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km).
– Tuy nhiên, sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.
Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
A. Bán hoang mạc.
B. Rừng nhiệt đới ẩm.
C. Đài nguyên.
D. Rừng hỗn hợp.
Đáp án: B
Giải thích: Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 11. Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?
A. Ôn đới lạnh.
B. Núi cao.
C. Ôn đới ấm.
D. Hoang mạc.
Đáp án: C
Giải thích: Ở khu vực có sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi là xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ấm.
Câu 12. Giới hạn sâu nhất của sinh quyển xuống đến
A. 13km
B. 10km.
C. 12km.
D. 11km.
Đáp án: D
Giải thích: Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ôdôn của khí quyển. Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km).
Câu 13. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?
A. Thảo nguyên.
B. Xavan.
C. Rừng lá rộng.
D. Rừng lá kim.
Đáp án: B
Giải thích:
– Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới ôn hoà là thảo nguyên, rừng lá kim và rừng lá rộng.
– Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 14. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc môi trường đới ôn hoà?
A. Rừng lá kim.
B. Rừng lá rộng.
C. Xavan.
D. Thảo nguyên.
Đáp án: C
Giải thích:
– Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới ôn hoà là thảo nguyên, rừng lá kim và rừng lá rộng.
– Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.
Câu 15. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới nóng?
A. Rừng xích đạo.
B. Rừng nhiệt đới ẩm.
C. Xavan.
D. Rừng cận nhiệt ẩm.
Đáp án: D
Giải thích:
– Rừng cận nhiệt ẩm là kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới ôn hoà.
– Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển
1. Khái niệm
– Là bộ phần của vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, phần trên của thạch quyển.
– Ranh giới trên tiếp xúc với lớp ozone của khí quyển, ranh giới dưới xuống đáy đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa trên đất liền.
2. Đặc điểm của sinh quyển
– Khối lượng sinh quyển nhỏ hơn khối lượng vật chất của các quyển còn lại của Trái Đất.
– Có khả năng tích lũy năng lượng.
Quá trình quang hợp của cây (tích lũy năng lượng)
– Có mối quan hệ mật thiết với các quyển thành phần trên Trái Đất.
3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật
– Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và quy định vùng phân bố sinh vật
+ Ánh sáng: Cung cấp năng lượng, tác động đến quá trình quang hợp, khả năng định hướng và sinh sản của động vật
– Nước và độ ẩm: quyết định sự sống của sinh vật: nguyên liệu cho cây quang hợp, vận chuyển máu, chất dinh dưỡng…
– Đất: Tính chất lý, hoá, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật
– Địa hình: Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật ® hình thành các vành đai thực vật
– Sinh vật: Thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật, có liên quan đến thực vật ® môi trờng sinh thái
– Con người: Làm thay đổi pham vi phân bố của cây trồng vật nuôi. Có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 14: Đất trên Trái Đất
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyển
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới