Công nghệ 8 Bài 4: Vật liệu cơ khí
A. Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 4: Vật liệu cơ khí
1. Vật liệu kim loại
1.1. Kim loại đen
– Kim loại đen bao gồm sắt, carbon và một số nguyên tố khác. Thép và gang là hai loại chính của kim loại đen, phân biệt bởi tỉ lệ carbon. Tỉ lệ carbon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.
– Kim loại đen có độ cứng, chắc, từ tính và dễ bị gỉ sét.
– Kim loại đen được sử dụng trong xây dựng, chế tạo các chi tiết máy và dụng cụ gia đình.
1.2. Kim loại màu
– Các kim loại không chứa sắt được gọi là kim loại màu: nhôm, đồng, bạc, thiếc, kẽm,…
– Kim loại màu có tính chống ăn mòn cao, dễ gia công, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ít bị gỉ sét so với kim loại đen.
– Hợp kim kim loại màu được dùng để sản xuất nhiều sản phẩm, ví dụ: lõi dây dẫn điện, bộ phận xe hơi, nồi, chảo.
2. Vật liệu phi kim loại
– Tính chất đặc trưng của vật liệu phi kim loại: không bị oxy hóa, không dẫn điện, không dẫn nhiệt và ít bị mài mòn.
– Vật liệu phi kim loại phổ biến: chất dẻo (nhựa) và cao su.
2.1. Chất dẻo
– Chất dẻo có nguồn gốc từ carbon và có thể tổng hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau như dầu mỏ, than đá, khí đốt,…
– Chất dẻo được chia thành 2 loại:
a) Chất dẻo nhiệt
Loại có nhiệt độ nóng chảy thấp, dẻo, nhẹ, có thể tái chế được. Sản xuất nhiều dụng cụ gia đình như rổ, cốc, can, ghế, bình nước,…
b) Chất dẻo nhiệt rắn
Loại nhiệt rắn có độ bền cao, chịu được nhiệt độ cao, được dùng để sản xuất tay cầm cho dụng cụ nấu ăn, ổ cắm điện, bánh răng,…
2.2. Cao su
Cao su là loại vật liệu có độ đàn hồi, giảm chấn, cách điện và cách âm tốt. Cao su tự nhiên và cao su nhân tạo được sử dụng để làm ống dẫn, đai truyền, vòng đệm, giày, dép,…
Sơ đồ tư duy Vật liệu cơ khí
B. 10 câu trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 4: Vật liệu cơ khí
Đang cập nhật…
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Công nghệ lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 3: Bản vẽ kĩ thuật
Lý thuyết Bài 4: Vật liệu cơ khí
Lý thuyết Bài 5: Gia công cơ khí
Lý thuyết Bài 6: Truyền và biến đổi chuyển động
Lý thuyết Bài 7: Ngành nghề phổ biến trong lĩnh vực cơ khí