Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 3: BÀI TẬP THỰC HÀNH: HÌNH CHIẾU CỦA VẬT THỂ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:– Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu
– Biết được cách bố trí các hình chiếu trên bản vẽ.
2. Kĩ năng: Hình thành kĩ năng đọc và vẽ được các hình chiếu trong bài thực hành.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu các khối hình học trong thực tế.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực:
– Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
– Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.
4.2. Phẩm chất:
– Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
– Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
– Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
5. Tích hợp theo đặc trưng bộ môn, bài dạy:
Tích hợp môn hình học không gian, vẽ kĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
– Mô hình bài 3, các mẫu kết quả của bài thực hành
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tên hoạt động |
Phương pháp thực hiện, Kĩ thuật dạy học |
A. HĐ khởi động |
n/c tình huống. và hđ nhóm đặt câu hỏi học tập hợp tác |
B.HHHT kiến thức |
hđ nhóm nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp. đặt câu hỏi học tập hợp tác , hđ cặp đôi |
C. HĐ luyện tập |
hđ căp đôi, hđ cá nhân, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. vấn đáp, đặt câu hỏi học tập hợp tác |
D. HĐ vận dụng |
nêu vấn đề và gqvđ câu hỏi, hợp tác |
E. HĐ tìm tòi, mr |
nêu vấn đề và gqvđ, đặt câu hỏi, hợp tác |
A. Hoạt động khởi động (3 phút)
1.Mục tiêu : huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.
2.Phương thức:Hđ cá nhân.
3.Sản phẩm : Phiếu học tập
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs đánh giá
- Gv đánh giá
5.Tiến trình
*Chuyển giao nhiệm vụ
– GV giao nhiệm vụ cho học sinh trả lời câu hỏi:
+ Vì sao bản vẽ kĩ thuật phải được xây dựng theo các quy tắc thống nhất chung?
+ Một bản vẽ kĩ thuật có những tiêu chuẩn chung nào?
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao
– Học sinh trả lời kết quả làm việc của mình.
– GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
||||||||||||||||
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành : 1. Mục tiêu: :- Biết được sự liên quan giữa hướng chiếu và hình chiếu Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ 2. Phương thức thực hiện: hđ cặp đôi. 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các nhóm 5. Tiến trình hoạt động – GV cho học sinh đọc kĩ nội dung bài 3 SGK/13 hoạt động cặp đôi 3 phút chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và các hướng chiếu bằng cách trả lời các câu hỏi sau : – GV chiếu hình 3.1 để Hs quan sát trả lời. + Hình chiếu 1 tương ứng với hướng chiếu nào ?( Hướng B) + Hình chiếu 2 tương ứng với hướng chiếu nào ? ( Hướng C) + Hình chiếu 3 tương ứng với hướng chiếu nào ? ( Hướng A) + Hướng chiếu A tương ứng với tên gọi hình chiếu nào ? + Hướng chiếu B tương ứng với tên gọi hình chiếu nào ? + Hướng chiếu C tương ứng với tên gọi hình chiếu nào ? – Đại diện cặp đôi trả lời, cặp đôi khác nhận xét, bổ sung. – GV hướng dẫn tổng hợp kiến thức và đưa ra kết luận. |
I. Tìm hiểu nội dung và trình tự tiến hành : ( 7 phút)
– Hình chiếu 1: Hình chiếu bàng. – Hình chiếu 2: Hình chiếu cạnh – Hình chiếu 3: Hình chiếu đứng. Bảng 3.1
– Hs: + HCB nằm dưới HCĐ + HCC nằm bên phải HCĐ. – Hs: Dùng thước đo và vẽ các hình chiếu đứng vị trí trên bản vẽ kĩ thuật.
|
||||||||||||||||
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành và cách trình bày bài làm( Báo cáo thực hành). 1. Mục tiêu: :- Hs biết cách làm và trình bày bài vào giấy A4 Biết được cách bố trí các hình chiếu ở trên bản vẽ 2. Phương thức thực hiện: hđ nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các nhóm 5. Tiến trình hoạt động : – GV nêu cách trình bày bài làm trên khổ giấy A4 để dọc: – Bố trí phần trả lời câu hỏi và phần vẽ hình Chú ý cách vẽ các đường nét: + Nét liền đậm: áp dụng vẽ cạnh thấy, đường bao thấy. + Nét liền mảnh: Áp dụng vẽ đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch. + Nét đứt: Áp dụng vẽ cạnh khuất, đường bao khuất + Nét gạch chấm mảnh: Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng – GV kẻ khung vẽ, khung tên và ghi nội dung trong khung tên lên bảng |
II. Hướng dẫn thực hành và cách trình bày bài làm( Báo cáo thực hành). (7 phút)
– Làm trên khổ giấy A4 để dọc – Hình vẽ ở trên còn bảng biểu ở dưới. Chú ý cách vẽ các đường nét: + Nét liền đậm: áp dụng vẽ cạnh thấy, đường bao thấy. + Nét liền mảnh: Áp dụng vẽ đường dóng, đường kích thước, đường gạch gạch. + Nét đứt: Áp dụng vẽ cạnh khuất, đường bao khuất + Nét gạch chấm mảnh: Vẽ đường tâm, đường trục đối xứng |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
1. Mục tiêu: Vận dụng KT đã học vào làm bài tập 2. Phương thức thực hiện: hđ nhóm 3. Sản phẩm hoạt động: 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: đánh giá chéo các nhóm 5. Tiến trình hoạt động : – GV yêu cầu Hs làm bài cá nhân theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Vẽ và sắp xếp các hình 1;2;3 theo đúng vị trí qui định trên bản vẽ – Nhắc nhở học sinh lưu ý khi vẽ chia làm 2 bước: + Bước vẽ mờ: Vẽ bằng nét liền manhrm có chiều rộng khoảng 0,25mm + Bước tô đậm: Sau khi vẽ mờ xong, kiểm tra lại hình vẽ, sửa chữa sai sót, rồi tô đậm, chiều rộng nét dậm khoảng 0,5mm. + Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho, có thể vẽ theo tỷ lệ. – Gv theo dõi cá nhân làm việc, hướng dẫn các học sinh yếu kém phân tích vật thể và vẽ các hình chiếu khi cần thiết. – Gv theo dõi thời gian, treo bản vẽ mẫu phóng to cho học sinh quan sát. – Gv tổ chức cho các nhóm, cá nhân tự đánh giá bài thực hành của mình. – Đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học vào bài thực hành theo đúng vị trí các hình chiếu. – GV thu một số bài thực hành của Hs về chấm điểm. |
Tổ chức thực hành: ( 23 phút)
*Lưu ý khi vẽ chia làm 2 bước: + Bước vẽ mờ: Vẽ bằng nét liền manhrm có chiều rộng khoảng 0,25mm + Bước tô đậm: Sau khi vẽ mờ xong, kiểm tra lại hình vẽ, sửa chữa sai sót, rồi tô đậm, chiều rộng nét dậm khoảng 0,5mm. + Các kích thước của hình phải đo theo hình đã cho, có thể vẽ theo tỷ lệ.
|
C. Hoạt động vận dụng: 3’
– Hãy sử dụng khổ giấy A0 để chia thành các khổ giấy A1, A2, A3, A4.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: 2’
1.Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức
2.Phương thức:Hđ cá nhân, trao đổi với người thân
3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân
phiếu học tập nhóm
4.Kiểm tra, đánh giá:
- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá
- Gv đánh giá vào tiết học sau
5.Tiến trình
Hãy tìm hiểu một số tiêu chuẩn Việt Nam về bản vẽ kĩ thuật bằng cách hoàn thiện bảng sau:
Tiêu chuẩn Việt Nam |
Quy định về |
TCVN 7285: 2003 |
|
TCVN 8-20 : 2002 |
|
TCVN 7284- 2 : 2003 |
|
TCVN 5705 : 1993 |
|
– Chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những tiêu chuẩn cơ bản của bản vẽ kĩ thuật.
* Dặn dò:
– Đọc và chuẩn bị trước bài 4 SGK.
– Tìm hiểu một số vật dụng trong gia đình có hình dạng như hình 4.1 SGK.
Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Xem thêm