Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ
Hoạt động mở đầu trang 75 Công nghệ 10: Sâu hại và bệnh hại khác nhau như thế nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?
Trả lời:
– Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ… Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng…
– Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí… của cây trồng, do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus…) hoặc điều kiện bất lợi gây ra.
– Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.
1. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng
Khám phá trang 76 Công nghệ 10: Phân biệt sâu hại và bệnh hại. Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết.
Trả lời:
– Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ… Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng…
– Một số sâu hại thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh…
– Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí… của cây trồng, do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus…) hoặc điều kiện bất lợi gây ra.
– Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc à, bệnh đạo ôn trên lúa, bệnh thán thư, bệnh vàng lá greening trên cây có múi, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa,…
2. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng
Khám phá trang 77 Công nghệ 10: Quan sát Hình 15.3, nêu tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 15.3 ta thấy hình ảnh một số tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng: hình a – hoa hồng bị rệp, hình b – quả chanh bị loét, hình c – bắp cải thối nhũn, hình d – lá đậu đỗ bị sâu, hình e – cây hồ tiêu chết thâm, hình g – cây mía bị sâu đục, hình h – cà chua xoăn lá.
Trả lời:
a) Hoa hồng bị rệp hại sẽ phát triển kém, nếu để lâu rệp phát triển nhiều có thể lây lan các cây khác trong vườn, hoa hồng có thể bị chết.
b) Quả chanh bị loét vi khuẩn: chất lượng sản phẩm kém
c) Bắp cải bị thối nhũn do vi khuẩn, thậm chí có thể bị chết
d) Lá đậu đỗ bị sâu khoang hại: cây sẽ phát triển kém, thậm chí có thể bị chết
e) Cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm do nấm
g) Mía bị sâu đục hại thân: cây phát triển kém, không cho thu hoạch
h) Cà chua bị virus xoăn lá: cây phát triển kém, năng suất và chất lượng cà chua bị giảm
i) Quả vải bị sâu đục cuống hại: chất lượng nông sản kém, không cho thu hoạch
Kết nối năng lực trang 77 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo… để tìm hiểu thêm về tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng
Trả lời:
Tác hại của một số loại sâu, bệnh hại cây trồng:
– Bệnh thán thư hại xoài
Đây là loài bệnh hại thường gặp trên nhiều loại cây ăn quả, chủ yếu là cây xoài. Bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá. Trên hoa, quả xuất hiện các đốm màu đen, nâu làm cho hoa và quả rụng.
– Bệnh thối hoa nhãn, vải
Bệnh tấn công cây nhãn và vải làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, có thể làm giảm tới 80-100% năng suất quả.
– Bệnh mốc sương hại nhãn, vải
Đây là loại bệnh hại hay gặp trên cây nhãn và vải. Biểu hiện là vết bệnh trên quả có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.
– Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi
Triệu chứng: xuất hiện đốm vàng trên lá, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần. Bệnh gây hại khiến cho quả nhỏ, méo mó.
3. Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
4. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng
Khám phá trang 79 Công nghệ 10: Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng, trừ sâu bệnh hại.
Trả lời:
Biện pháp sinh học là biện pháp:
– Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại, phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại, bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học, tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp… Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.
– Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, các loại thuốc sinh học chỉ có tác dụng trừ dịch hại, không độc hại với các loại sinh vật có ích an toàn với sức khỏe con người và môi trường
– Tập trung nhân nuôi, sử dụng thiên địch nhóm bắt mồi, ký sinh và vi sinh vật để phòng trừ sâu hại cây trồng.
Quản lí dịch hại tổng hợp là hệ thống quản lí dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể và sự biến động quần thể các loài sinh vật gây hại mà sử dụng các phương tiện kĩ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế.
Quản lí dịch hại tổng hợp nhấn mạnh vào cây trồng khỏe mạnh, có ảnh hưởng tối thiểu tới hệ sinh thái nông nghiệp và khuyến khích cơ chế phòng trừ dịch hại bằng biện pháp tự nhiên. Mục đích cuối cùng của quản lí dịch hại tổng hợp là không chỉ tiêu diệt nguồn sâu bệnh mà còn điều hòa các mối cân bằng trong hệ sinh thái.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập trang 79 Công nghệ 10: Em hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Trả lời:
Vì sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.
Vận dụng trang 79 Công nghệ 10: Viết một đoạn văn ngắn mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết.
Trả lời:
Ví dụ: Bệnh vàng lá do vi khuẩn
Đây là bệnh thường gặp vào giai đoạn lúa đang đẻ nhánh. Các ruộng sâu, có nước ngập cao thường gặp bệnh này. Các ruộng có dùng nước để che chắn rầy nâu cũng rất dễ mắc bệnh vàng lá do vi khuẩn. Ruộng lúa bắt đầu bị vàng từng chòm ở những nơi trũng, hoặc dọc theo mương. Sau đó bệnh lan ra rất nhanh vào những ngày có mưa hoặc sau những ngày đi bón phân hoặc phun thuốc. Bệnh bắt đầu từ đọt lá lan dần xuống. Vết bệnh có màu vàng hơi xỉn màu và có các vệt nâu nhạt chạy dọc theo gân lá.
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Ôn tập chương 4
Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ
Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng