Câu hỏi:
Hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) cùng tác động lên một vật, cho \(\left| {\overrightarrow {{F_1}} } \right| = 7N,\left| {\overrightarrow {{F_2}} } \right| = 3N\). Tính độ lớn của hợp lực \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)(biết góc giữa \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} \) bằng 45°).
A. 10N;
B. 4N;
C. 5,32N;
D. 9,36N.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là D
Ta có hình vẽ sau:
Trong đó ABCD là hình bình hành, \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {{F_1}} ,\,\,\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {{F_2}} \)
Khi đó \(\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AD} = \overrightarrow {AC} \) (quy tắc hình bình hành)
\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} } \right|\)
Vì ABCD là hình bình hành nên \(\widehat {ABC} + \widehat {BAD} = 180^\circ \Rightarrow \widehat {ABC} = 180^\circ – \widehat {BAD} = 180^\circ – 45^\circ = 135^\circ \)
Xét tam giác ABC:
Áp dụng định lí côsin trong tam giác ABC, ta có:
AC2 = AB2 + BC2 – 2AB.BC.cos\(\widehat {ABC}\)
⇔ AC2 = 72 + 32 – 2.7.3.cos135°
⇔ AC2 = \(58 + 21\sqrt 2 \)
⇔ AC ≈ 9,36
\( \Rightarrow \left| {\overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} } \right| = \left| {\overrightarrow {AC} } \right| = AC \approx 9,36N\).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Quy tắc ba điểm được phát biểu:
Câu hỏi:
Quy tắc ba điểm được phát biểu:
A. Với ba điểm bất kì A, B, C ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BC} \);
B. Với ba điểm bất kì A, B, C ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CB} = \overrightarrow {AC} \);
C. Với ba điểm bất kì A, B, C ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {CA} = \overrightarrow {BC} \);
D. Với ba điểm bất kì A, B, C ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AC} \).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án D
Quy tắc ba điểm được phát biểu như sau: Với ba điểm bất kì A, B, C ta có \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BC} = \overrightarrow {AC} \).
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC có I là trung điểm cạnh AB và G là trọng tâm tam giác ABC. Đẳng thức nào sau đây sai:
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC có I là trung điểm cạnh AB và G là trọng tâm tam giác ABC. Đẳng thức nào sau đây sai:
A. \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow {AB} \);
Đáp án chính xác
B. \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \);
C. \(\overrightarrow {IA} = – \overrightarrow {IB} \);
D. \(\overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BC} \).
Trả lời:
Đáp án A
Xét tam giác ABC, có:
\(\overrightarrow {BA} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {BC} \) (quy tắc ba điểm). Do đó D đúng.
Vì G là trọng tâm tam giác nên \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \). Do đó B đúng.
Ta có I là trung điểm của AB nên \(\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} = \overrightarrow 0 \) hay \(\overrightarrow {IA} = – \overrightarrow {IB} \). Do đó A sai và C đúng.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho tam giác ABC vuông cân tại A, đường cao AH và BC = 10cm. Tính độ dài vectơ \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \).
Câu hỏi:
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, đường cao AH và BC = 10cm. Tính độ dài vectơ \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \).
A. 5cm;
B. 10dm;
C. 10cm;
Đáp án chính xác
D. 15cm.
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Xét tam giác ABC vuông cân tại A có AH là đường cao nên AH là đường trung tuyến suy ra H là trung điểm của BC.
Gọi D là điểm đối xứng với A qua H.
Xét tứ giác ABDC có AD cắt BC tại H là trung điểm của mỗi đường. Do đó ABDC là hình bình hành.
⇒ \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} = \overrightarrow {AD} \) (quy tắc hình bình hành)
⇒ \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {AD} } \right|\)
Ta lại có hình bình hành ABDC có \(\widehat {BAC} = {90^0}\) nên ABDC là hình chữ nhật do đó AD = BC =10 cm.
⇒ \(\left| {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} } \right| = \left| {\overrightarrow {AD} } \right| = AD = BC = 10cm\).
Vậy độ dài \(\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {AC} \) là 10 cm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Vectơ đối của vectơ – không là:
Câu hỏi:
Vectơ đối của vectơ – không là:
A. Mọi vectơ khác vectơ – không;
B. Không có vectơ nào ;
C. Chính nó;
Đáp án chính xác
D. Mọi vectơ kể cả vectơ – không.
Trả lời:
Đáp án đúng là C
Vectơ \(\overrightarrow 0 \) được coi là vectơ đối của chính nó.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hình bình hành ABCD có một điểm O bất kì. Đẳng thức nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Cho hình bình hành ABCD có một điểm O bất kì. Đẳng thức nào sau đây đúng?
A. \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OD} \);
B. \(\overrightarrow {OB} – \overrightarrow {OA} = \overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OD} \);
Đáp án chính xác
C. \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OD} = \overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OB} \);
D. \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {OD} – \overrightarrow {OB} \).
Trả lời:
Đáp án đúng là B
+) Áp dụng quy tắc hiệu ta có: \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {BA} \) và \(\overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OD} = \overrightarrow {DC} \):
\(\overrightarrow {OB} – \overrightarrow {OA} = \overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OD} = \overrightarrow {DC} \);
Vì ABCD là hình bình hành nên AB = CD và AB // CD khi đó \(\overrightarrow {AB} = \overrightarrow {DC} \). Suy ra \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OB} \ne \overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OD} \) và \(\overrightarrow {OB} – \overrightarrow {OA} = \overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OD} \). Do đó B đúng, A sai.
+) Áp dụng quy tắc hiệu ta có: \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OD} = \overrightarrow {DA} \) và \(\overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {BC} \):
Vì ABCD là hình bình hành nên AD = CB và AD // CB khi đó \(\overrightarrow {DA} = \overrightarrow {CB} \). Suy ra \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OD} \ne \overrightarrow {OC} – \overrightarrow {OB} \). Do đó C sai.
+) Áp dụng quy tắc hiệu ta có: \(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OC} = \overrightarrow {CA} \) và \(\overrightarrow {OD} – \overrightarrow {OB} = \overrightarrow {BD} \):
Vì hai vectơ \(\overrightarrow {CA} \) và \(\overrightarrow {BD} \) không cùng phương nên không bằng nhau. Suy ra\(\overrightarrow {OA} – \overrightarrow {OC} \ne \overrightarrow {OD} – \overrightarrow {OB} \). Do đó D sai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====