Giải bài tập Lịch sử và Địa lí lớp 5 Bài 16: Đất nước Đổi mới
Khởi động (trang 76)
Câu hỏi trang 76 Lịch sử và Địa lí 5: Quan sát hình 1 và kể tên các đồ vật trong hình.
Lời giải:
– Các đồ vật có trong hình là: Xe đạp, mũ cối, quạt con cóc, tivi, đài cát xét, bàn ghế…
Khám phá (trang 76, 77, 78)
Câu hỏi trang 76 Lịch sử và Địa lí 5:
• Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả hiện vật có trong hình.
• Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy kể lại một số câu chuyện về thời bao cấp ở Việt Nam.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
– Quạt con cóc (quạt có hình dáng nhỏ gọn, giống như con cóc):
+ Thân quạt gồm 2 mảnh nhựa ốp vào nhau, bọc lấy phần lõi đồng khiến hình dáng quạt trông như con cóc. Quạt con cóc có 3 cánh bằng nhựa, đế bằng sắt uốn chắc chắn.
+ Quạt này do Việt Nam sản xuất, rất bền, chạy được lâu mà máy không bị nóng… được dùng phố biến trong các hộ gia đình thời bao cấp.
♦ Yêu cầu số 2:
– Kí ức thời sổ gạo: Thầy giáo Nguyễn Văn Hàng kể lại: vào những năm 1980, ông thèm bát cơm trắng và những thứ như: cây bút, tờ giấy trắng, chiếc lốp xe chưa bị vá,…. Năm ấy, vợ ông sinh con đầu lòng, tiêu chuẩn gạo hằng tháng được 13 kg/khẩu, nhưng thường chỉ được lĩnh 3 kg. còn lại quy đổi lúc thì bột mì, lúc mì sợi vụn, lúc khoai lang….. Cả tiêu chuẩn của ông cũng dành cho vợ. Mấy tháng trời, ông quên mất trên đời còn có món cơm trắng. Còn thịt thì chỉ là thứ ông mơ ước.
– Xếp hàng thời bao cấp: Nhà văn Ngô Minh kể lại: Tôi đã từng cùng Thuận đi xếp hàng mua thịt, mua dầu, mua gạo, mua vé tàu hoả, xếp hàng lấy nước,…. nhiều lần. Thôi thì đủ kiểu. Người xếp cục gạch có ghi số nhà hay tên người, có người đưa con nhỏ đứng xếp thay mẹ, cũng được mọi người tôn trọng như người lớn đứng xếp. Vì mẹ bận xếp hàng ở cửa hàng khác, nên đến lượt đứa bé lại phải lùi cho người sau lên. Đến khi mẹ nhớ ra con thì trời đã tối. Con trẻ khóc hết nước mắt, lại không có mẹ nên không mua được hàng.
Câu hỏi trang 77 Lịch sử và Địa lí 5: Em hãy sưu tầm và mô tả hình ảnh một hiện vật thời bao cấp.
Lời giải:
– Mô tả một số hiện vật thời bao cấp:
+ Sổ lương thực (sổ gạo) là cuốn sổ in sẵn, giấy màu nâu, có kích thước bằng nửa tờ giấy, bên trong sổ ghi đầy đủ thông tin về chủ hộ và tiêu chuẩn lương thực của các thành viên trong gia đình hằng tháng.
+ Đèn đốt bằng dầu còn gọi là đèn bão (vì ra gió to như bão vấn không bị tắt).
+ Ti vi màn hình đen trắng (gia đình có điều kiện kinh tế khá mới mua được).
Câu hỏi trang 77 Lịch sử và Địa lí 5: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6, 7, 8, em hãy:
• Nêu một số thành tựu về kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời kì Đổi mới.
• Mô tả hiện vật trong hình 7.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Một số thành tựu về kinh tế-xã hội của đất nước thời kì Đổi mới là:
+ Kinh tế ngày càng phát triển, hàng hoá dồi dào, nhiều sản phẩm vừa cung cấp đủ nhu cầu trong nước vừa được xuất khẩu.
+ Việt Nam vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
+ Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tăng vị thế và uy tín trên trường quốc tế.
♦ Yêu cầu số 2:
– Mô tả quạt điện cơ (Hình 7): bao gồm một động cơ chạy bằng dòng điện, động cơ này được gắn vào các cánh quạt thông qua một trục. Trục roto này được chạy bởi động cơ, và quay các cánh quạt với các tốc độ khác nhau tùy thuộc vào tốc độ cài đặt cho động cơ.
Câu hỏi trang 78 Lịch sử và Địa lí 5: Em hãy mô tả hình ảnh một hiện vật thời kì Đổi mới mà em sưu tầm được.
Lời giải:
– Mô tả máy vi tính:
+ Có nhiều loại khác nhau nhưng thường có 2 loại phổ biến là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Một máy tính bao gồm các bộ phận như: bộ xử lý trung tâm (CPU), nộ nhớ (Memory), bộ vào (Input device),…
+ Máy tính có khả năng xử lý thông tin với tốc độ nhanh chóng, cho phép chúng ta thực hiện các nhiệm vụ mà bằng tay thì không thể hoặc tốn nhiều thời gian.
Luyện tập (trang 78)
Luyện tập 1 trang 78 Lịch sử và Địa lí 5: Viết những cụm từ vào ô phù hợp với thời bao cấp hoặc thời kì Đổi mới theo gợi ý dưới đây vào vở ghi
Cụm từ: tem phiếu, siêu thị, Sổ gạo, xuất khẩu gạo, quạt con cóc, xếp hàng.
Lời giải:
Luyện tập 2 trang 78 Lịch sử và Địa lí 5: Vì sao Việt Nam lại tiến hành đổi mới? Công cuộc đổi mới đã mang lại thành tựu gì về kinh tế-xã hội?
Lời giải:
– Đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng; mô hình cũ không còn phù hợp; do đó Đảng và Nhà nước Việt Nam tiến hành đổi mới để: nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.
– Những thành tựu về kinh tế-xã hội của công cuộc đổi mới:
+ Kinh tế: Xuất khẩu các mặt hàng như: gạo, nông sản, thuỷ sản,… Trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
+ Xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Tăng vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Vận dụng (trang 78)
Vận dụng trang 78 Lịch sử và Địa lí 5: Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Sưu tầm và kể lại một câu chuyện về thời bao cấp ở Việt Nam cho mọi người.
2. Sưu tầm hình ảnh về một số công trình thể hiện thành tựu thời kì Đổi mới ở địa phương em và chia sẻ với thầy cô và bạn học.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Câu chuyện về xem truyền hình thời bao cấp:
+ Thời bao cấp, cả xóm hoặc cả ngõ phố chỉ có duy nhất 1 nhà có ti vi đen trắng, đứa trẻ và người lớn nào cũng háo hức với các chương trình có trên ti vi.
+ Thường vào buổi tối, những nhà có ti vi đều chật ních người.
+ Chiếc ti vi được đặt trang trọng và dễ theo dõi nhất trong căn phòng, ai ai cũng chăm chú theo dõi từng tình tiết của phim.
♦ Yêu cầu số 2: Khu đô thị Linh Đàm:
– Đây là khu đô thị mới đầu tiên của Hà Nội, được xây dựng từ đầu những năm 1990.
– Khu đô thị Linh Đàm có quy mô lớn, với đầy đủ các tiện ích như trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí,… đã góp phần thay đổi diện mạo của Thủ đô và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Xem thêm các bài giải bài tập Lịch sử và Địa Lí lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Bài 16: Đất nước Đổi mới
Bài 17: Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa
Bài 18: Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Cam-pu-chia
Bài 19: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bài 20: Các châu lục và đại dương trên thế giới