Câu hỏi:
Đường tròn (C) có tâm I thuộc đường thẳng d: x + 3y + 8 = 0, đi qua điểm A(–2; 1) và tiếp xúc với đường thẳng ∆: 3x – 4y + 10 = 0. Phương trình đường tròn (C) là:
A. (x – 2)2 + (y + 2)2 = 25;
B. (x + 5)2 + (y + 1)2 = 16;
C. (x + 2)2 + (y + 2)2 = 9;
D. (x – 1)2 + (y + 3)2 = 25.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Gọi I(a; b) là tâm của đường tròn (C).
Ta có I ∈ d.
Suy ra a + 3b + 8 = 0 ⇔ a = –3b – 8.
Ta có đường tròn (C) đi qua điểm A(–2; 1) nên AI = R (1).
Lại có đường tròn (C) tiếp xúc với đường thẳng ∆ nên d(I, ∆) = R (2).
Từ (1), (2), ta suy ra IA = d(I, ∆).
⇔ 25(9b2 + 36b + 36 + b2 – 2b + 1) = 169b2 + 364b + 196
⇔ 81b2 + 486b + 729 = 0
⇔ b = –3.
Với b = –3, ta có a = –3b – 8 = –3.(–3) – 8 = 1.
Khi đó ta có I(1; –3).
R = AI =
Vậy phương trình đường tròn (C) là: (x – 1)2 + (y + 3)2 = 25.
Vậy ta chọn phương án D.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 3)2 = 16 là:
Câu hỏi:
Tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C): (x – 1)2 + (y + 3)2 = 16 là:
A. I(–1; 3), R = 4;
B. I(1; –3), R = 4;
Đáp án chính xác
C. I(1; –3), R = 16;
D. I(–1; 3), R = 16.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Đường tròn (C) có tâm I(1; –3), bán kính R = = 4.
Vậy ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đường tròn (C) có tâm I(1; –5) và đi qua O(0; 0) có phương trình là:
Câu hỏi:
Đường tròn (C) có tâm I(1; –5) và đi qua O(0; 0) có phương trình là:
A. (x + 1)2 + (y – 5)2 = 26;
B. (x + 1)2 + (y – 5)2 = ;
C. (x – 1)2 + (y + 5)2 = 26;
Đáp án chính xác
D. (x – 1)2 + (y + 5)2 =
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Với I(1; –5) ta có:
Đường tròn (C) có tâm I(1; –5) và đi qua O(0; 0) nên có bán kính là:
R = OI =
Suy ra R2 = 26.
Vậy phương trình đường tròn (C) là:
(x – 1)2 + (y + 5)2 = 26.
Do đó ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đường tròn (C): x2 + y2 + 12x – 14y + 4 = 0 viết được dưới dạng:
Câu hỏi:
Đường tròn (C): x2 + y2 + 12x – 14y + 4 = 0 viết được dưới dạng:
A. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 = 9;
B. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 = 81;
Đáp án chính xác
C. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 = 89;
D. (C): (x + 6)2 + (y – 7)2 =
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Phương trình (C) có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = –6, b = 7, c = 4.
Suy ra tâm I(–6; 7).
Ta có R2 = a2 + b2 – c = 36 + 49 – 4 = 81.
Vậy phương trình của đường tròn (C) là: (x + 6)2 + (y – 7)2 = 81.
Do đó ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đường tròn (C) có tâm I(2; –3) và tiếp xúc với trục Oy có phương trình là:
Câu hỏi:
Đường tròn (C) có tâm I(2; –3) và tiếp xúc với trục Oy có phương trình là:
A. (x + 2)2 + (y – 3)2 = 4;
B. (x + 2)2 + (y – 3)2 = 9;
C. (x – 2)2 + (y + 3)2 = 4;
Đáp án chính xác
D. (x – 2)2 + (y + 3)2 = 9.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Phương trình trục Oy: x = 0.
Đường tròn (C) có tâm I(2; –3) và tiếp xúc với trục Oy nên có bán kính là:
R = d(I, Oy) =
Vậy phương trình đường tròn (C): (x – 2)2 + (y + 3)2 = 4.
Do đó ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đường tròn (C): x2 + y2 – 6x + 2y + 6 = 0 có tâm I và bán kính R là:
Câu hỏi:
Đường tròn (C): x2 + y2 – 6x + 2y + 6 = 0 có tâm I và bán kính R là:
A. I(3; –1), R = 4;
B. I(–3; 1), R = 4;
C. I(3; –1), R = 2;
Đáp án chính xác
D. I(–3; 1), R = 2.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Phương trình đã cho có dạng: x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với a = 3, b = –1, c = 6.
Suy ra tâm I(3; –1).
Ta có R2 = a2 + b2 – c = 9 + 1 – 6 = 4.
Suy ra R = 2.
Vậy đường tròn (C) có tâm I(3; –1), bán kính R = 2.
Do đó ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====