Lý thuyết Toán lớp 7 Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Lý thuyết Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
1. Phép cộng hai đa thức một biến
Để cộng hai đa thức một biến, ta làm một trong hai cách sau:
– Cách 1: Nhóm các đơn thức cùng lũy thừa của biến rồi thực hiện phép cộng.
– Cách 2: Sắp xếp các đơn thức của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm dần (hoặc tăng dần) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng sao cho lũy thừa giống nhau ở hai đa thức thẳng cột với nhau rồi thực hiện cộng theo cột.
Ví dụ: Cho M(x) = 6x2 – 5x + 1 và N(x) = –3x2 – 2x – 7. Hãy tính tổng của M(x) và N(x) bằng hai cách.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: M(x) + N(x) = 6x2 – 5x + 1 + (–3x2 – 2x – 7)
= 6x2 – 5x + 1 – 3x2 – 2x – 7
= (6x2 –3x2) + (– 5x – 2x) + (1 – 7)
= 3x2 – 7x – 6
Cách 2: Cộng theo cột dọc
2. Phép trừ hai đa thức một biến
Để trừ hai đa thức một biến, ta làm một trong hai cách sau:
– Cách 1:Nhóm các đơn thức cùng lũy thừa của biến rồi thực hiện phép trừ.
– Cách 2: Sắp xếp các đơn thức của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm dần (hoặc tăng dần) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng sao cho lũy thừa giống nhau ở hai đa thức thẳng cột với nhau rồi thực hiện trừ theo cột.
Ví dụ: Cho P(x) = 9x2 – 2x + 4 và Q(x) = –x2 + 3x – 7. Hãy tính hiệu của P(x) và Q(x) bằng hai cách.
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Nhóm các đơn thức cùng lũy thừa của biến rồi thực hiện phép tính.
P(x) + Q(x) = 9x2 – 2x + 4 – (–x2 + 3x – 7)
= 9x2 – 2x + 4 + x2 – 3x + 7
= (9x2 + x2) + (– 2x – 3x) + (4 + 7)
= 10x2 – 5x + 11
Cách 2: Đặt phép tính theo cột dọc.
3. Tính chất của phép cộng đa thức một biến
Tính chất: Cho A, B, C là các đa thức một biến với cùng một biến số.
-Tính chất giao hoán: A + B = B + A;
-Tính chất kết hợp: A + (B + C) = (A + B) + C.
Ví dụ: Thực hiện phép tính (2x – 1) + [(x2 + 3x) + (2 – 2x)].
Hướng dẫn giải:
(2x – 1) + [(x2 + 3x) + (2 – 2x)] = (2x – 1) + [(2 – 2x) + (x2 + 3x)]
= [(2x – 1) + (2 – 2x)] + (x2 + 3x)
= (2x – 1 + 2 – 2x) + (x2 + 3x)
= 1 + (x2 + 3x)
= x2 + 3x + 1.
Bài tập Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Bài 1. Cho hai đa thức f(x) = 3x2 + 2x − 5 và g(x) = −3x2 − 2x + 2. Tính h(x) = f(x) + g(x) và tìm bậc của h(x).
Hướng dẫn giải:
Ta có: h(x) = f (x) + g (x)
= (3x2 + 2x− 5) + (−3x2 − 2x + 2)
= 3x2 + 2x − 5 − 3x2 − 2x + 2
= (3x2 − 3x2) + (2x − 2x) + (−5 + 2) = −3.
Vậy h(x) = −3 và bậc của h(x) là 0.
Bài 2:Cho hai đa thức f(x) = 5x4 + x3 − x2 + 1 và g(x) = −5x4 − x2 + 2.
Tính k(x) = f(x) − g(x) và tìm bậc của k(x).
Hướng dẫn giải:
Ta có: k(x) = f(x) − g(x)
= (5x4 + x3 − x2 + 1) −(−5x4 − x2 + 2)
= 5x4 + x3 − x2 + 1 + 5x4 + x2 − 2
= (5x4 + 5x4) + x3 + (−x2 +x2) + (1 − 2)
= 10x4 + x3 – 1.
Vậy k(x) =10x4 + x3 − 1và bậc của k(x) là 4.
Bài 3. Cho f (x) = x5 − 3x4 + x2 − 5 và g (x) = 2x4 +7x3 − x2 + 6. Tính hiệu f(x) − g(x) rồi sắp xếp kết quả theo lũy thừa tăng dần của biến.
Hướng dẫn giải:
Ta có: f(x) − g(x) = (x5 − 3x4 + x2 −5) – (2x4 + 7x3 − x2 + 6)
= x5 − 3x4 + x2 − 5 – 2x4 – 7x3 + x2 – 6
= x5 + (−3x4 − 2x4) – 7x3 + (x2 + x2) + (− 5− 6)
= x5 − 5x4 − 7x3 + 2x2 −11.
Vậy hiệu f(x) − g(x) và sắp xếp kết quả theo lũy thừa tăng dần của biến ta được:
11 + 2x2 −7x3 − 5x4 + x5.
Bài 4: Tìm đa thức h(x) biết f(x) − h(x) = g(x).
Trong đó: f(x) = x2 + x + 1; g(x) = 4 − 2x3 + x4 + 7x5.
Hướng dẫn giải:
Ta có: f(x) − h(x) = g(x).
Suy ra: h(x) = f(x)− g(x).
= (x2 + x + 1) – (4 − 2x3 + x4 + 7x5)
= x2 + x + 1 – 4 + 2x3 – x4 – 7x5
= −7x5− x4 + 2x3 + x2 + x – 3.
Vậy h(x) = −7x5− x4+ 2x3 + x2 + x – 3.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 1: Biểu thức số, biểu thức đại số
Lý thuyết Bài 2: Đa thức một biến
Lý thuyết Bài 3: Phép cộng và phép trừ đa thức một biến
Lý thuyết Bài 4: Phép nhân và phép chia đa thức một biến
Lý thuyết Toán 7 Chương 7: Biểu thức đại số