Bài tập Toán 8 Chương 3 Bài 1: Mở đầu về phương trình
A. Bài tập Mở đầu về phương trình
I. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình một ẩn?
A. 2x = x + 1.
B. x + y = 3x.
C. 2a + b = 1.
D. xyz = xy.
Lời giải:
+ Một phương trình với ẩn x là hệ thức có dạng A( x ) = B( x ), trong đó A( x ) gọi là vế trái, B( x ) gọi là vế phải.
+ Nghiệm của phương trình là giá trị của ẩn x thoả mãn (hay nghiệm đúng) phương trình.
Nhận xét:
+ Đáp án A: là phương trình một ẩn là x
+ Đáp án B: là phương trình hai ẩn là x,y
+ Đáp án C: là phương trình hai ẩn là a,b
+ Đáp án D: là phương trình ba ẩn là x,y,z
Chọn đáp án A.
Bài 2: Nghiệm x = – 4 là nghiệm của phương trình ?
A. – 2,5x + 1 = 11.
B. – 2,5x = – 10
C. 3x – 8 = 0
D. 3x – 1 = x + 7
Lời giải:
+ Đáp án A: – 2,5x + 1 = 11 ⇔ – 2,5x = 10 ⇔ x = = – 4 → Đáp án A đúng.
+ Đáp án B: – 2,5x = – 10 ⇔ x = = 4 → Đáp án B sai.
+ Đáp án C: 3x – 8 = 0 ⇔ 3x = 8 ⇔ x = → Đáp án C sai.
+ Đáp án D: 3x – 1 = x + 7 ⇔ 3x – x = 7 + 1 ⇔ 2x = 8 ⇔ x = 4 → Đáp án D sai.
Chọn đáp án A.
Bài 3: Trong các phương trình sau, cặp phương trình nào tương đương?
A. x = 1 và x( x – 1 ) = 0
B. x – 2 = 0 và 2x – 4 = 0
C. 5x = 0 và 2x – 1 = 0
D. x2 – 4 = 0 và 2x – 2 = 0
Lời giải:
Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập hợp nghiệm.
Đáp án A:
+ Phương trình x = 1 có tập nghiệm S = { 1 }
+ Phương trình x( x – 1 ) = 0 ⇔ có tập nghiệm là S = { 0;1 }
→ Hai phương trình không tương đương.
Đáp án B:
+ Phương trình x – 2 = 0 có tập nghiệm S = { 2 }
+ Phương trình 2x – 4 = 0 có tập nghiệm là S = { 2 }
→ Hai phương trình tương đương.
Đáp án C:
+ Phương trình 5x = 0 có tập nghiệm là S = { 0 }
+ Phương trình 2x – 1 = 0 có tập nghiệm là S = { }
→ Hai phương trình không tương đương.
Đáp án D:
+ Phương trình x2 – 4 = 0 ⇔ x = ± 2 có tập nghiệm là S = { ± 2 }
+ Phương trình 2x – 2 = 0 có tập nghiệm là S = { 1 }
→ Hai phương trình không tương đương.
Chọn đáp án B.
Bài 4: Tập nghiệm của phương trình 3x – 6 = 0 là ?
A. S = { 1 }
B. S = { 2 }
C. S = { – 2 }
D. S = { 1 }
Lời giải:
Ta có: 3x – 6 = 0 ⇔ 3x = 6 ⇔ x = 2
→ Phương trình có tập nghiệm là S = { 2 }
Chọn đáp án B.
Bài 5: Phương trình = – 2 có nghiệm là ?
A. x = – 2.
B. x = – 4.
C. x = 4.
D. x = 2.
Lời giải:
Ta có:
Vậy phương trình có tập nghiệm là x = 4.
Chọn đáp án C.
Bài 6: Giải phương trình: (2x + 4).(4 – x) = 0
A. S = {-2; 4}
B. S = {2; 4}
C. S = {2; – 4}
D. S = {-2; – 4}
Lời giải:
Ta có: (2x + 4).(4 – x) = 0 khi và chỉ khi:
(2x + 4) = 0 hoặc 4 – x = 0
* 2x + 4 = 0 khi x = -2
* 4 – x = 0 khi x = 4
Vậy tập nghiệm của phương trình là: S = {-2; 4}.
Chọn đáp án A
Bài 7: Hỏi x = 3 là nghiệm của phương trình nào?
A. 2x + 6 = 0
B. 6 – 2x = 0
C. 3 + x = 0
D. 3x + 1 = 0
Lời giải:
Xét phương án B: Với x = 3 thì
VT = 6 – 2x = 6 – 2.3 = 0 = VP
Do đó, x = 3 là nghiệm của phương trình 6 – 2x = 0
Chọn đáp án B
Bài 8: Phương trình 2x + 4 = x – 3 + 2x tương đương với phương trình nào sau đây ?
A. –x = 7
B. 2x + 4 = 0
C. –x = – 7
D. 2x – 4 = 0
Lời giải:
Chọn đáp án A
Bài 9: Phương trình x2 + 2x + 2 = (x – 2)2 có mấy nghiệm
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Lời giải:
Chọn đáp án B
Bài 10: Tìm tập nghiệm của phương trình:
A. S = {11}
B. S = {-11}
C. S = ∅
D. S = {0}
Lời giải:
Chọn đáp án
II. Bài tập tự luận có lời giải
Bài 1: Có bao nhiêu nghiệm của phương trình |x + 3| = 7?
A. 2
B. 1
C. 0
D. 4
Lời giải
Ta có:
Vậy phương trình có hai nghiệm x = 4; x = -10
Đáp án cần chọn là: A
Bài 2 Số nghiệm của phương trình 5 – |2x + 3| = 0 là
A. 2
B. 1
C. 0
D. 4
Lời giải
Vậy phương trình có hai nghiệm x = 1; x = -4
Đáp án cần chọn là: A
Bài 3 Hai phương trình nào sau đây là hai phương trình tương đương?
A. x – 2 =4 và x + 1 = 2
B. x = 5 và x2 = 25
C. 2x2 – 8 = 0 và |x| = 2
D. 4 + x = 5 và x3 – 2x = 0
Hướng dẫn giải
Lời giải
+) Xét x – 2 = 4 ⇔ x = 6 và x + 1 = 2 ⇔ x = 1 nên hai phương trình x – 2 =4 và x + 1 = 2 không tương đương
+) Xét phương trình x2 = 25 ⇔ x = ±5 nên phương trình x2 = 25 có hai nghiệm. Suy ra hai phương trình x = 5 và x2 = 25 không tương đương.
+) Xét phương trình 4 + x = 5 ⇔ x = 1, mà x = 1 không là nghiệm của phương trình x3 – 2x = 0 (vì 13 – 2.1= -1 ≠ 0) nên hai phương trình 4 + x = 5 và x3 – 2x = 0 không tương đương.
+) Xét phương trình 2x2 – 8 = 0 ⇔ 2x2 = 8 ⇔ x2 = 4 ⇔
Nhận thấy hai phương trình trên có cùng tập nghiệm {2; -2} nên chúng tương đương.
Bài 4 Số cặp phương trình tương đương trong các cặp phương trình sau là:
(I) x – 2 =4 và x + 1 = 2
(II) x = 5 và x2 = 25
(III) 2x2 – 8 = 0 và |x| = 2
(IV) 4 + x = 5 và x3 – 2x = 0
Hướng dẫn giải
Lời giải
+) Xét x – 2 = 4 ⇔ x = 6 và x + 1 = 2 ⇔ x = 1 nên hai phương trình x – 2 =4 và x + 1 = 2 không tương đương
+) Xét phương trình x2 = 25 ⇔ x = ±5 nên phương trình x2 = 25 có hai nghiệm. Suy ra hai phương trình x = 5 và x2 = 25 không tương đương.
+) Xét phương trình 4 + x = 5 ⇔ x = 1, mà x = 1 không là nghiệm của phương trình x3 – 2x = 0 (vì 13 – 2.1= -1 ≠ 0) nên hai phương trình 4 + x = 5 và x3 – 2x = 0 không tương đương.
+) Xét phương trình 2x2 – 8 = 0 ⇔ 2x2 = 8 ⇔ x2 = 4 ⇔
Nhận thấy hai phương trình trên có cùng tập nghiệm {2; -2} nên chúng tương đương.
Vậy chỉ có 1 cặp phương trình tương đương trong các cặp đã cho
Bài 5 Phương trình nào nhận x = a (a là hằng số khác 0 và 1) làm nghiệm
Lời giải
Thay x = a vào từng phương trình ta được
+) 5.a – 3a = 2 ⇔ 2a = 2 ⇔ a = 1 (loại) nên x = a không là nghiệm của phương trình 5x – 3a = 2
+) a2 = a ⇔ (loại) nên x = a không là nghiệm của phương trình x2 = a
+) (loại) nên x = a không là nghiệm của phương trình
+) a2 – a.a = a2 – a2 = 0 nên x = a là nghiệm của phương trình x2 – a.x = 0
III. Bài tập vận dụng
Bài 1 Hãy cho ví dụ về:
a) Phương trình với ẩn y.
b) Phương trình với ẩn u.
Bài 2 Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.
Bài 3 Cho phương trình 2(x + 2) – 7 = 3 – x
a) x = – 2 có thỏa mãn phương trình không ?
b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình không ?
Bài 4 Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không:
a) 4x – 1 = 3x – 2;
b) x + 1 = 2(x – 3);
c) 2(x + 1) + 3 = 2 – x
Bài 5 Trong các giá trị t = -1, t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình: (t + 2)2 = 3t + 4?
Bài 6 Xét phương trình x + 1 = 1 + x. Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó. Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi x. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.
Bài 7 Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu):
Bài 8 Hai phương trình x = 0 và x(x – 1) = 0 có tương đương không? Vì sao?
B. Lý thuyết Mở đầu về phương trình
1. Khái niệm phương trình một ẩn
– Phương trình một ẩn là phương trình có dạng:
A(x) = B(x)
trong đó A(x) và B(x) là các biểu thức của biến x.
– Ví dụ:
+ Phương trình là phương trình ẩn x.
+ Phương trình là phương trình ẩn t.
2. Các khái niệm khác liên quan
– Giá trị được gọi là nghiệm của phương trình A(x) = B(x) nếu đẳng thức đúng.
– Giải phương trình là đi tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.
– Hai phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.
Chú ý: Hai phương trình cùng vô nghiệm tương đương nhau.