Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều bản word có lời giải chi tiết:
B1: – –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
MA TRẬN ĐỀ
NỘI DUNG HỌC TẬP |
Mức độ |
|||
NB |
TH |
VD |
VDC |
|
Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
1 |
1 |
1 |
|
Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị |
1 |
1 |
1 |
|
Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp |
1 |
1 |
||
Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học,công nghệ, môi trường |
1 |
1 |
||
Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
1 |
1 |
1 |
|
Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam |
1 |
1 |
1 |
1 |
Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
1 |
1 |
1 |
1 |
Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam |
1 |
1 |
1 |
Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?
A. Chủ tịch quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng bí thư.
D. Phó chủ tịch nước.
Câu 2. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.
Câu 3. Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân?
A. Không giới hạn tuổi.
B.Từ 18 tuổi trở lên.
C. Đủ 21 tuổi trở lên.
D. Từ 25 tuổi trở lên.
Câu 4. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về
A. thu nhập hợp pháp.
B. tài nguyên rừng.
C. nguồn lợi ở vùng biển.
D. tài nguyên khoáng sản.
Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu
A. toàn dân.
B. chính quyền địa phương.
C. của Ủy ban nhân dân.
D. cá nhân.
Câu 6. Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng
A. tích cực, công bằng, bí mật, minh bạch, đúng pháp luật.
B. tích cực, công bằng, công khai, bất minh, đúng pháp luật.
C. hiệu quả, khuôn khổ, công khai, minh bạch, đúng cơ quan.
D. hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.
Câu 7. Cơ quan tư pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. lập pháp nhà nước.
Câu 8. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do chủ thể nào sau đây bầu ra?
A. Nhân dân địa phương bầu ra.
B. Chính phủ bầu ra.
C. Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra.
D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.
Câu 9. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân là
A. Hội đồng nhân dân.
B. Ủy ban nhân dân.
C. Viện kiểm sát nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.
Câu 10. Theo Hiến pháp 2013, nhân dân Việt Nam thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức nào?
A. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.
B. Dân chủ trực tiếp và dân chủ tuyệt đối.
C. Dân chủ đại diện và dân chủ nghị viện.
D. Dân chủ đại diện và dân chủ tuyệt đối.
Câu 11. Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố
A. tập trung và dân chủ.
B. đại diện và dân chủ.
C. tập trung và bắt buộc.
D. đại diện và phục tùng.
Câu 12. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các
A. giáo lý, tôn thờ giáo luật.
B. cuộc họp, giáo lý, lễ nghi.
C. kì họp, phiên họp, cuộc họp.
D. lễ nghi, cuộc họp, pháp luật.
Câu 13. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kì họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức
A. dựa theo yêu cầu sắp xếp có sẵn.
B. biểu quyết theo lãnh đạo chủ chốt.
C. bầu cử, ứng cử theo quy định pháp luật.
D. thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.
Câu 14. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ nào dưới đây?
A. Lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách.
B. Chuyên quyền theo lãnh đạo.
C. Cấp dưới buộc theo cấp trên.
D. Thảo luận phi dân chủ.
Câu 15. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật thể hiện nguyên tắc
A. pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. tập trung dân chủ.
C. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. thống nhất và kiểm soát.
Câu 16. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính thống nhất.
B. Tính nhân dân.
C. Tính quyền lực.
D. Tính pháp quyền.
Câu 17. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức nào sau đây?
A. Bầu cử.
B. Ứng cử.
C. Tự ứng cử.
D. Biểu quyết.
Câu 18. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các hình thức biểu quyết mà Quốc hội quyết định áp dụng là
A. tự đề cử, giới thiệu.
B. biểu quyết bí mật, bầu cử.
C. thông qua giới thiệu, bỏ phiếu kín.
D. biểu quyết công khai, bỏ phiếu kín.
Câu 19. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), tại phiên họp, Đại biểu Quốc hội có quyền nào sau đây?
A. Chỉ biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.
B. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
C. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc đàm phán, thương lượng.
D. Biểu quyết tán thành, không biểu quyết hoặc đàm phán, thương lượng.
Câu 20. Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân bao gồm
A. thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
B. làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
C. đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
D. thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia.
Câu 21. Viện Kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?
A. Viện trưởng.
B. Uỷ ban kiểm sát.
C. Thủ trưởng.
D. Tòa hình sự.
Câu 22. Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội là
A. thực hành quyền công tố.
B. kiểm sát hoạt động tư pháp.
C. xử lý trách nhiệm dân sự.
D. chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 23. Cơ quan nào sau đây do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra?
A. Uỷ ban nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Toà án nhân dân.
Câu 24. Hội đồng nhân dân có chức năng
A. tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
B. tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
C. quyết định các vấn đề của địa phương do pháp luật quy định.
D. thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Tính quyền lực và tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:
a. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.
b. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-A |
3-B |
4-A |
5-A |
6-D |
7-C |
8-A |
9-A |
10-A |
11-A |
12-C |
13-D |
14-A |
15-A |
16-A |
17-D |
18-D |
19-B |
20-A |
21-A |
22-A |
23-C |
24-A |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Tính quyền lực: Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.
– Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 2.
a. Việc làm của ông H là đúng, vì đảm bảo tính công bằng, dân chủ cho người dân.
b. Việc làm của M là đúng vì thể hiện tính dân chủ, tham gia vào quản lí nhà nước
Đề thi học kì 2 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Cánh diều
Năm học 2023 – 2024
Môn: Kinh tế Pháp luật lớp 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Cơ sở, nền tảng.
B. Chi phối, phụ thuộc.
C. Cụ thể hóa.
D. Chi tiết hóa.
Câu 2. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 3. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 4. Tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý là vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Bất khả xâm phạm tính mạng.
B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 5. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 6. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản
A. công.
B. cá nhân.
C. riêng.
D. đi kèm.
Câu 7. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 8. Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí về kinh tế, văn hoá, xã hội.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 9. Quốc hội quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; quyết định trưng cầu ý dân thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đông Dương cộng sản Đảng.
Câu 11. Tính thống nhất của hệ thống chính trị xuất phát từ nguyên tắc nào sau đây?
A. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
B. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Quốc hội, Đảng lãnh đạo bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
C. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng quy định hình thức xét xử kịp thời, công bằng, công khai.
D. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Chính phủ, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Câu 12. Phương án nào dưới đây không phải nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào.
B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Tập trung dân chủ.
Câu 13. Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.
C. Bổ nhiệm Thẩm phán; bầu, cử Hội thẩm.
D. Suy đoán vô tội.
Câu 14. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước được thể hiện qua phương diện nào dưới đây?
A. Đảng giới thiệu nhân sự vào các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
B. Đảng quán triệt về đời tư của cán bộ chủ chốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên.
C. Đảng cung cấp, trao đổi thông tin và giải trình khi có yêu cầu của Nhà nước.
D. Đảng kiến nghị lên Nhà nước để được xử lý kịp thời thông tin.
Câu 15. Tính thống nhất của quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là
A. cộng đồng.
B. dân tộc.
C. nhân dân.
D. dân cư.
Câu 16. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp, tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp, phân lập.
C. lập pháp, hành pháp, phân lập.
D. hành pháp, tư pháp, phân lập.
Câu 17. Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
Câu 18. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?
A. Quốc hội.
B. Chủ tịch Quốc hội.
C. Thủ tướng Chính phủ.
D. Chủ tịch nước.
Câu 19. Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là chức nào sau đây của Quốc hội?
A. Lập hiến.
B. Lập pháp.
C. Giám sát.
D. Điều chỉnh.
Câu 20. Cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp là
A. Toà án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Ủy ban nhân dân.
Câu 21. Chức năng của Toà án nhân dân là
A. thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp.
B. bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền.
C. xét xử, thực hiện quyền tư pháp.
D. xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp.
Câu 22. Cơ quan nào dưới đây thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp?
A. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Toà án nhân dân.
C. Cơ quan điều tra.
D. Quốc hội.
Câu 23. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp toàn thể bằng hình thức
A. biểu quyết.
B. trưng cầu ý dân.
C. họp kín.
D. bầu cử.
Câu 24. Cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện và xã là
A. Ủy ban nhân dân.
B. Hội đồng nhân dân.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?
Câu 2 (2,0 điểm). Xác định hành vi đúng/sai ở những tình huống sau:
a. K chăm chú xem truyền hình tường thuật trực tiếp phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội.
c. Ông M đề nghị mọi người trong gia đình đưa phiếu để mình đi bầu cử hộ.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A |
2-A |
3-D |
4-B |
5-A |
6-A |
7-D |
8-D |
9-D |
10-A |
11-A |
12-A |
13-A |
14-A |
15-C |
16-A |
17-A |
18-A |
19-A |
20-A |
21-C |
22-A |
23-A |
24-A |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
– Để thực hiện vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp năm 2013 như sau:
+ Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;
+ Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước, quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân;
tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài;
căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm;
quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ, quyết định đàm phán, kí điều ước quốc tế nhận danh Nhà nước,…
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Việc làm của K là đúng vì thể hiện trách nhiệm tham gia quản lí nhà nước của công dân.