Giải bài tập Chuyên đề Kinh tế Pháp luật 10 Bài 7: Mốt số nội dung cơ bản của pháp luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên phậm tội
Mở đầu trang 55 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy quan sát các tranh sau và trả lời câu hỏi.
Theo em, hành vi của A và Th có phải là tội phạm hay không? Vì sao?
Trả lời:
– Theo em hành vi của A và Th là tội phạm vì đó là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ mà theo quy định phải bị xử lí hình sự.
A – CÂU HỎI PHẦN KHÁM PHÁ
1. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự, các nguyên tắc và biện pháp xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội
Câu hỏi trang 55 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Câu hỏi:
– Hãy cho biết quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
– Cho biết người phạm tội dưới 13 tuổi có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Giải thích vì sao?
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
– Yêu cầu số 2: Người phạm tội dưới 13 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Câu hỏi trang 55 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi.
Thông tin.
Nguyên tắc xử lí tội phạm do người chưa thành thành niên (dưới 18 tuổi) được thể hiện tập trung trong 3 nguyên tắc sau:
– Nguyên tắc chung trong xử lý tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
+ Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
+ Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.
+ Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào những đặc điểm về nhân thân của họ, tỉnh chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
Trường hợp 1. C 16 tuổi gây thương tích cho D với tỉ lệ thương tật 25%. Tại phiên toà xét xử, xét thấy D có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự cho C vì Căn năn hối cải, xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Để bảo đảm lợi ích của người chưa thành niên, giáo dục, giúp đỡ C sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội, Toà án đã tuyên miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục.
– Nguyên tắc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
+ Khi xét xử, Toà án chỉ áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa.
+ Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.
+ Toà án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa.
+ Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.
+ Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
+ An đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.
Trường hợp 2. Bạn A xem chương trình tuyên truyền về pháp luật trên truyền hình. Nội dung Luật Hình sự Việt Nam không áp dụng hình phạt chung thân và tử hình đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngay cả hình phạt tù có thời hạn cũng chỉ áp dụng khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa, A băn khoăn về vấn đề này!
– Nguyên tắc chuyển hướng xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội.
+ Xử lí chuyển hướng là một xu hướng đã xuất hiện trên thế giới từ những năm 1960, được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Xử lí chuyển hướng được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền chuyển hướng xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự sang xử lý bằng các biện pháp không chính thức, thay thế chế tài hình sự bằng các biện pháp xử lý chính thức khác.
+ Xử lí chuyển hướng nhằm tránh những nguy cơ bất lợi tiềm ẩn cho sự phát triển về thể chất, tâm lí, nhân cách của người chưa thành niên phạm tội đến từ các biện pháp giam, giữ cũng như tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng. Bộ luật Hình sự Việt Nam đã tiếp nhận xu thể tiến bộ này thể hiện ở quy định về miền trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, thay bằng các biện pháp như giám sát giáo dục; quy định về biện pháp tư pháp thay thế hình phạt như biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Trường hợp 3. T 15 tuổi, ham chơi trò chơi điện tử nên đã có hành vi trộm xe gắn máy của anh Y. Khi bị công ăn bắt, Tăn năn, nhận lỗi và gia đình T cũng đã bồi thường thiệt hại cho anh Y. Do phạm tội lần đầu, nhân thân tốt và tự nguyện khắc phục hậu quả nên cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự đối với T và ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với T.
Câu hỏi:
– Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội tuân theo những nguyên tắc nào?
– Vì sao cơ quan điều tra, Toà án ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T?
– Các trường hợp trên để cập đến nguyên tắc nào khi xử lí người chưa thành niên phạm tội?
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc chung
+ Nguyên tắc áp dụng hình phạt
+ Nguyên tắc chuyển hướng xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội
– Yêu cầu số 2: Cơ quan điều tra, Tòa án ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với C và T vì trong quá trình xét xử C và T đã biết ăn năn, hối lỗi và đã bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Hơn nữa, do mới phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, để đảm bảo lợi ích cho người chưa thành niên, giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội nên Tòa án, cơ quan điều tra đã miễn trách nhiệm hình sự và thực hiện áp dụng các biện pháp giáo dục.
– Yêu cầu số 3: Các trường hợp trên để cập đến nguyên tắc chung trong xử lí tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
c. Các biện pháp xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội
Câu hỏi trang 57 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin.
Các biện pháp giám sát, giáo dục khi miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Điều kiện áp dụng: Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Toà án chỉ quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách, hoà giải tại cộng đồng hoặc biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nếu người chưa thành niên phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ đồng ý với việc áp dụng một trong các biện pháp này.
(Trích Điều 92 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
– Biện pháp:
+ Khiển trách: là biện pháp giám sát, giáo dục Có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ để sửa chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả và cải tạo để trở thành người có ích.
(Trích Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
+ Hoà giải tại cộng đồng: là biện pháp giám sát, giáo dục khi miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ để sửa chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả và cải tạo để trở thành người có ích và nhằm loại trừ những mâu thuẫn trong nội bộ dân cư tại địa phương.
(Trích Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn: là biện pháp giám sát, giáo dục người chưa thành niên khi miễn trách nhiệm hình sự cho họ nhằm giáo dục, quản lí họ tại nơi cư trú.
(Trích Điểu 95 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Câu hỏi: Theo em, Có những biện pháp giám sát, giáo dục nào trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội? Các biện pháp đó được quy định như thế nào?
Trả lời:
– Các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội:
+ Khiển trách: Là biện pháp giám sát, giáo dục có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên được miễn trách nhiệm hình sự nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ để sửa chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả và cải tạo để trở thành người có ích.
+ Hòa giải tại cộng đồng: Là biện pháp giám sát, giáo dục khi miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội, hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ để sửa chữa lỗi lầm, khắc phục hậu quả và cải tạo để trở thành người có ích và nhằm loại trừ những mâu thuẫn trong nội bộ dân cư tại địa phương.
+ Giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Là biện pháp giám sát, giáo dục người chưa thành niên khi miễn trách nhiệm hình sự cho họ nhằm giáo dục, quản lí họ tại nơi cư trú.
Câu hỏi trang 58 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1. M 16 tuổi trộm cắp Ipad của N trị giá 5 triệu đồng. Khi bị bắt, qua khai báo, được biết đây là lần đầu M phạm tội. Xét thấy M thành khẩn khai báo nên cơ quan điều tra quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp khiển trách đối với M.
Trường hợp 2. K 15 tuổi bị bắt với hành vi chạy xe quá tốc độ, gây tai nạn giao thông khiến anh H bị thương (tỉ lệ thương tật 11%). Gia đình K đã kịp thời đưa anh H vào bệnh viện cấp cứu cũng như bồi thường thiệt hại cho anh. Anh H đã đề nghị cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự cho K và được chấp thuận. Cơ quan điều tra đã áp dụng biện pháp hoà giải tại cộng đồng đối với K.
Trường hợp 3. D 17 tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, Toà án quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với D; giao cho Uỷ ban nhân dân nơi D sinh sống quản thúc, không được đi khỏi địa phương.
Câu hỏi: Theo em, tại sao M, K, Dlại được áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục nơi cư trú?
Trả lời:
– M, K, D được áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục tại nơi cư trú vì M, K, D đều đang ở độ tuổi chưa thành niên và xét thấy:
+ M lần đầu phạm tội, thành khẩn khai báo với cơ quan điều tra.
+ K gây tai nạn, gia đình K đã kịp thời đưa anh H vào bệnh viện cấp cứu cũng như bồi thường thiệt hại. Anh H đã đề nghị cơ quan điều tra miễn trách nhiệm hình sự cho K và được chấp thuận.
+ D phạm tội ít nghiêm trọng.
Câu hỏi trang 59 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 2.
Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
Đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng. Do đây là biện pháp tư pháp nên thẩm quyền áp dụng là do Toà án nhân dân áp dụng, biện pháp này buộc người chưa thành niên phạm tội phải cải tạo tại trường giáo dưỡng, chấp hành các nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng có thời hạn áp dụng từ 01 đến 02 năm. Trong trường hợp người phạm tội có nhiều tiến bộ, trường giáo dưỡng có thể đề nghị Toà án chấm dứt áp dụng biện pháp giáo dục trước thời hạn.
Câu hỏi:
– Người chưa thành niên phạm tội sẽ bị đưa vào trường giáo dưỡng trong trường hợp nào?
– Người chưa thành niên phạm tội có thể được chấm dứt biện pháp giáo dưỡng trước thời hạn không? Nếu có, thì điều kiện như thế nào?
– Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội đem lại lợi ích gì trong việc giáo dục họ thành công dân tốt cho xã hội?
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Người chưa thành niên phạm tội bị đưa vào trường giáo dưỡng trong trường hợp:
+ Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
– Yêu cầu số 2: Người chưa thành niên phạm tội có thể được chấm dứt biện pháp giáo dưỡng trước thời hạn. Điều kiện là:
+ Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời hạn.
+ Trong thời gian tại trường giáo dưỡng, họ đã có nhiều tiến bộ. Học sinh, trại viên có tiến bộ rõ rệt, thể hiện ở việc chấp hành nội quy trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, tích cực học tập, lao động, tu dưỡng, rèn luyện và phải có kết quả xếp loại thi đua từ khá trở lên.
+ Được nhà trường đề nghị chấm dứt giáo dục tại trường giáo dưỡng trước thời hạn.
– Yêu cầu số 3: Lợi ích của việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên phạm tội: Giúp họ được học tập văn hóa, học nghề, lao động và sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường. Tại đây họ sẽ rèn luyện lối sống của mình, trở thành người có ích cho xã hội.
Câu hỏi trang 59 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 4. A 14 tuổi bị bắt với hành vi cướp giật tài sản. Toà án đã áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với A. Qua thời gian, A đã chấp hành nghĩa vụ học tập, lao động rất tốt và được chấm dứt trước thời hạn tại trường giáo dưỡng.
Câu hỏi: Theo em, tại sao A lại được chấm dứt biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trước thời hạn?
Trả lời:
– A được chấm dứt biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trước thời hạn vì qua thời gian giáo dục tại trường, A đã chấp hành nghĩa vụ học tập, lao động rất tốt.
Câu hỏi trang 60 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 3. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội.
Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, chỉ áp dụng các hình phạt sau đây đối với người chưa thành niên phạm tội:
– Cảnh cáo: Không có sự khác biệt trong quy định về hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người đã đủ 18 tuổi và người chưa thành niên. Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
(Trích Điều 34 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
– Phạt tiền; Được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
(Trích Điều 99 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
– Cải tạo không giam giữ: Hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng. Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
(Trích Điều 100 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
– Tù Có thời hạn: Mức phạt này áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như sau:
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần từ mức phạt tù mà điều luật quy định;
+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
(Trích Điều 101 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Câu hỏi:
– Người chưa thành niên phạm tội sẽ áp dụng những hình phạt nào? Những nội dung về hình phạt có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?
– Toà án áp dụng các hình thức này nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội:
– Cảnh cáo: Được áp dụng đối với người đã đủ 18 tuổi và người chưa thành niên. Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
– Phạt tiền: Được áp dụng là hình phạt chính đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức tiền phạt đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định
– Cải tạo không giam giữ:
+ Hình phạt được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội nghiêm trọng.
+ Khi áp dụng hình phạt này không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó.
+ Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.
– Tù có thời hạn: Mức phạt này áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định như sau:
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Yêu cầu số 2: Tòa án áp dụng các hình thức nào nhằm mục đích: Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Câu hỏi trang 60 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp dưới đây và thực hiện yêu cầu.
– Trình bày quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên và được tha tù trước thời hạn đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Trình bày quy định về quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Cho biết người dưới 18 tuổi có bị coi là có án tích khi phạm tội không? Giải thích nhận định của em về vấn đề này.
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
– Quy định về giảm mức hình phạt:
+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Tòa án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giả, đến 4 năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên.
+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
+ Người dưới 18 tuổi phạm tội bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
– Quy định về được tha tù trước thời hạn:
+ Phạm tội lần đầu.
+ Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt.
+ Đã chấp hành được một phần ba thời hạn phạt tù
+ Có nơi cư trú rõ ràng.
Yêu cầu số 2:
– Quy định về quyết định hình phạt:
+ Tòa án quyết định hình phạt đối vối người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
+ Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần ba mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
+ Mức hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chuẩn bị phạm tội không quá một phần hai mức hình phạt được quy định trong khung hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội trong điều luật được áp dụng.
+ Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với nguồi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 99, Điều100 và Điều 101 của Bộ luật này.
+ Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.
– Quy định về tổng hợp hình phạt:
+ Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đước áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
+ Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định
Yêu cầu số 3: Người dưới18 tuổi phạm tội bị coi là không có án tích nếu thuộc một trong – Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
– Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương XII Bộ Luật Hình sự: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
+ 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
+ 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
+ 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
+ 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.
2. Tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự của người chưa thành niên phạm tội
Câu hỏi trang 64 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
– Nêu tác hại, hậu quả cho xã hội từ các hành vi vi phamh pháp luật hình sự ở các vụ án nêu trên.
– Cho biết ý kiến của em về nhận định: tình hình phạm tội của người chưa thành niên đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Tác hại, hậu quả cho xã hội từ các hành vi vi phạm pháp luật hình sự trên:
+ Làm gia tăng các tệ nạn xã hội: sử dụng trái phép chất ma túy,…
+ Làm gia tăng các căn bệnh xã hội.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
– Yêu cầu số 2: Ý kiến của em về nhận định: Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên khi tình hình phạm tội của người chưa thành niên đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa.
+ Nguyên nhân xuất phát là do yếu tố từ tâm lý, đạo đức, rồi kinh tế, văn hóa và cả ảnh hưởng của truyền thông… Trong xã hội mở hiện nay có rất nhiều sức ép, từ nền kinh tế thị trường, từ việc làm, lao động và từ những giá trị cuộc sống thay đổi đã khiến một bộ phận dân chúng, nhất là giới trẻ đã có sự thay đổi về mặt nhận thức, hành vi và đặc biệt đó là sự xuống cấp về đạo đức và lối sống.
+ Việc trẻ em vi phạm pháp luật liên quan chặt chẽ đến nhiều vấn đề khác nhau và nó được xem như một hệ lụy. Hệ lụy của việc gia đình thiếu quan tâm, chăm sóc con cái, nhà trường chưa thực sự làm tốt việc giáo dục đạo đức làm người cho lớp trẻ, một số tổ chức có liên quan đến việc giáo dục học sinh vẫn chưa theo kịp những diễn tiến phức tạp về tâm lý nhóm trong sự biến chuyển của xã hội.
3. Tích cực chủ động, vận động người chưa thành niên chấp hành các quy định của pháp luật hình sự
Câu hỏi trang 65 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc thông tin dưới dây và trả lời câu hỏi.
– Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh N phát động Hội thi hùng biện nhằm mục đích gì?
– Theo em, vì sao phải chủ động, vận động học sinh chấp hành các quy định của pháp luật hình sự?
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Mục đích: Nhằm phổ biến những quy định cũng như vận động học sinh chấp hành quy định của pháp luật hình sự.
– Yêu cầu số 2: Phải chủ động, vận động học sinh chấp hành các quy định của pháp luật hình sự vì việc làm đó sẽ ngăn chặn được các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của học sinh. Hơn nữa, giúp học sinh nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong các tình huống đơn giản thường gặp, giúp học sinh tránh xa được các hành vi vi phạm đó.
B – CÂU HỎI PHẦN LUYỆN TẬP
Luyện tập 1 trang 67 Chuyên đề KTPL 10: Những nhận định dưới đây về nguyên tắc xét xử đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
– Nhận định a) Em đồng ý với nhận định trên vì theo quy định của pháp luật người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ Luật hình sự có quy định khác.
– Nhận định b) Em không đồng ý với nhận định trên vì việc xử lí người dưới 18 tuổi phạm tội căn cứ vào các nguyên tắc xử lí tội phạm như nguyên tắc chung, nguyên tắc áp dụng hình phạt, nguyên tắc chuyển hướng xử lí đối với người chưa thành niên phạm tội.
– Nhận định c) Em không đồng ý với nhận định trên vì được áp dụng hình phạt phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.
– Nhận định d) Em đồng ý với nhận định trên vì đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội nếu điều luật áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất áp dụng không quá 18 năm tù.
Luyện tập 2 trang 67 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Câu hỏi: Tòa án có thể miễn trách nhiệm hình sự và quyết định áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với T hay không?
Trường hợp 2.
Câu hỏi:
– Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khiển trách với N là đúng hay sai? Vì sao?
– Việc áp dụng biện pháp khiển trách có mang lại hiệu quả giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội không? Vì sao?
Trường hợp 3.
Câu hỏi:
– Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với B đúng hay sai? Vì sao?
– Theo em, việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội có tác dụng như thế nào trong giáo dục, cải tạo họ trở thành công dân có ích?
Trả lời:
– Trường hợp 1: Tòa án có thể miễn trách nhiệm hình sự và quyết định áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với T.
– Trường hợp 2:
+ Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp khiển trách với N là đúng vì hành vi phạm tội của N thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội lần đầu và có đủ điều kiện áp dụng biện pháp khiển trách.
+ Việc áp dụng biện pháp khiến trách có mang lại hiệu quả giáo dục đối với người chưa thành niên phạm tội vì nó giúp người chưa thành niên nhận thấy được lỗi sai và tác hại, hậu quả của hành vi mình gây ra. Từ đó thay đổi nhận thức của mình theo hướng tích cực.
– Trường hợp 3:
+ Cơ quan điều tra áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với B là đúng vì sau khi gây tai nạn, B và gia đình đã đưa chọ K vào viện điều trị, sửa chữa xe, bồi thường thiệt hại.
+ Việc áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người chưa thành niên phạm tội giúp người phạm tội nhận thấy được lỗi sai và tác hại, hậu quả của hành vi mình gây ra. Từ đó thay đổi nhận thức của mình theo hướng tích cực.
Luyện tập 3 trang 68 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Câu hỏi: Trong phiếu lí lịch tư pháp của Q có được xóa án tích không? Vì sao?
Trường hợp 2.
Câu hỏi: Em hãy nhận xét về việc làm của A?
Trả lời:
– Trường hợp 1: Trong phiếu lí lịch tư pháp của Q được xóa án tích vì theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 Bộ luật hinh sự người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp, thì không bị coi là có án tích. Vì vậy, Q không bị coi là có án tích và trong phiếu lý lịch tư pháp của Q không có án tích. Hơn nữa, Q đã chấp hành xong thời hạn 2 năm tại trường giáo dưỡng. Trở về địa phương Q tiếp tục học tập và tuân thủ pháp luật nghiêm túc.
– Trường hợp 2: Việc làm của A rất đáng được khen ngợi khi A đã rất tích cực vận động các bạn tích cực tham gia cuộc thi tìm hiểu về quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến người dưới 18 tuổi.
Luyện tập 4 trang 68 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thực hiện yêu cầu sau: Xây dựng và diễn cùng bạn một tình huống ngắn về nội dung vận động người chưa thành niên chấp hành quy định của pháp luật hình sự.
Trả lời:
– Tình huống: M và N cùng 15 tuổi, là bạn thân học chung ở lớp 10A. M kể với N rằng mình có chơi với một nhóm bạn, do cần tiền đi chơi game nên nhóm này rủ M đi trộm cắp tài sản.
Luyện tập 5 trang 69 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy đóng vai xử lí tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1.
Câu hỏi:
– Em có nhận định gì về ý kiến của A và B?
– Theo em, tuân thủ quy định của pháp luật hình sự có phải là cách tốt nhất giảm tình trạng người chưa thành niên phạm tội hay không? Tại sao?
Tình huống 2.
Câu hỏi: Nếu là N, em sẽ giải thích thế nào để M biết rằng đây là việc làm trái pháp luật và giúp M có ý thức tuân thủ pháp luật hình sự?
Trả lời:
Tình huống 1:
– Nhận định:
+ Ý kiến của A có phần đúng khi cho rằng để giảm bớt tình trạng người chưa thành niên phạm tội, Nhà nước nên trừng trị nghiêm khắc, tăng hình phạt vì những hậu quả, tác hại mà loại tội phạm này gây ra. Tuy nhiên, đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu xử lí quá nặng tay sẽ đánh mất cơ hội để người chưa thành niên làm lại cuộc đời.
+ Ý kiến của B cũng có phần đúng khi cho rằng đối với người chưa thành niên phạm tội nên có những biện pháp giáo dục phù hợp để họ có cơ hội cải tạo, trở thành công dân tốt cho xã hội. Tuy nhiên, nếu quá coi nhẹ việc xử lí đối tượng này thì rất dễ để loại tội phạm này tiếp tục phạm tội.
– Theo em, tuân thủ quy định của pháp luật hình sự là cách tốt nhất để giảm tình trạng người chưa thành niên phạm tội vì chỉ khi bản thân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật và có trách nhiệm với những hành vi của mình thì tội phạm mới giảm.
Tình huống 2: Em sẽ giải thích với M rằng: Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật. Người trộm cắp tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
Vận dụng 1 trang 69 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy tìm hiểu một vụ án về người dưới 18 tuổi phạm tội và chia sẻ bài học em rút ra từ vụ án đó.
Trả lời:
Vụ án: Lê Ngọc C (sinh ngày 31/5/1991, trú tại Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội) là học sinh lớp 10A5 trường THPT Thanh Oai. Ngày 9/4/2007, do chán cảnh mẹ và bố dượng suốt ngày cãi nhau và chửi mắng mình nên C đã quyết định bỏ học, bỏ nhà ra đi. Khi bỏ nhà đi, C lấy trộm của gia đình 1 triệu đồng và chiếc xe máy của người bố dượng rồi lang thang lên Hà Nội và được giới thiệu đến làm việc rửa xe thuê cho gia đình anh Đỗ Quốc H (42 tuổi, ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trong một lần bị gia chủ nhắc nhở tội “tắt mắt”, C đem lòng thù tức và đến ngày 2/5/2007, hắn mò đến nhà anh H, xuống tay sát hại cả nhà anh, khiến cho 3 người tử vong và 2 người bị thương nặng.
– Bài học rút ra từ câu chuyện trên: Qua vụ án này thì thấy, tuy ở độ tuổi còn rất trẻ, song hành vi phạm tội của C là rất nguy hiểm và quyết liệt, có sự chuẩn bị về công cụ, phương tiện với thủ đoạn tinh vi, xuống tay sát hại người khác một cách hết sức dã man. Do vậy, hậu quả để lại là rất nặng nề, gây bức xúc trong nhân dân và gây dư luận xấu trong xã hội. Chính vì vậy, việc siết chặt cũng như nới lỏng chính sách xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội một cách phù hợp, đủ sức răn đe, giáo dục là hết sức cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu kéo giảm tội phạm, vừa phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.
Vận dụng 2 trang 69 Chuyên đề KTPL 10: Em hãy thiết kế tờ gấp tuyên truyền pháp luật với chủ đề Những tác hại, hậu quả của tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
Trả lời:
(*) Gợi ý:
– Hình thức: Tờ gấp
– Nội dung: Những tác hại, hậu quả của tội phạm do người chưa thành niên gây ra.
+ Làm gia tăng các tệ nạn xã hội: sử dụng trái phép chất ma túy,…
+ Làm gia tăng các căn bệnh xã hội.
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
+ Gây ảnh hưởng về mặt vật chất và tình thần đối với nạn nhân, gia đình nạn nhân, người phạm tội và gia đình người phạm tội.