Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài tập 1 trang 88 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy đánh dấu √ vào câu trả lời đúng.
Câu 1. “Quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại” thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
□ a. Lập hiến
□ b. Lập pháp
□ c. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
□ d. Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 2. Quốc hội thực hiện quyền nào dưới đây?
□ a. Kiểm sát hoạt động tư pháp
□ b. Xét xử
□ c. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
□ d. Công tố
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 3. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, cơ quan nào có chức năng lập hiến, lập pháp?
□ a. Chính phủ
□ b. Quốc hội
□ c. Chủ tịch nước
□ d. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 4. Tại phiên họp, đại biểu Quốc hội có quyền:
□ a. Biểu quyết hoặc không biểu quyết
□ b. Biểu quyết tán thành hoặc không tán thành
□ c. Biểu quyết tán thành hoặc không biểu quyết
□ d. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 5. Nhiệm kì của Chủ tịch nước hiện nay là mấy năm?
□ a. 04 năm, theo nhiệm kì của Quốc hội
□ b. 05 năm, theo nhiệm kì của Quốc hội
□ c. 05 năm, theo nhiệm kì của đại biểu Quốc hội
□ d. 05 năm, theo nhiệm kì của Chính phủ
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 6. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, ai là người có quyền quyết định đặc xá?
□ a. Chủ tịch nước
□ b. Chủ tịch Quốc hội
□ c. Thủ tướng Chính phủ
□ d. Tổng Bí thư
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 7. Chủ tịch nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm nào dưới đây?
□ a. Lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
□ b. Luật, Nghị định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
□ c. Luật, Thông tư để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
□ d. Thông tư, Chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 8. Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, Chủ tịch nước là người thay mặt Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về:
□ a. Kinh tế và xã hội.
□ b. Quốc phòng và an ninh.
□ c. Đối nội và đối ngoại.
□ d. Kinh tế và chính trị.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 9. Cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở nước ta là cơ quan nào?
□ a. Chính phủ.
□ b. Uỷ ban nhân dân.
□ c. Toà án nhân dân.
□ d. Quốc hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 10. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, chủ thể nào có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên?
□ a. Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
□ b. Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
□ c. Tổng Thanh tra Chính phủ.
□ d. Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 11. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan nào?
□ a. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
□ b. Bộ, cơ quan ngang Bộ của Chính phủ
□ c. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
□ d. Công đoàn Việt Nam
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Câu 12. Nội dung nào dưới đây đúng khi đề cập đến chức năng của Chính phủ?
□ a. Chính phủ xây dựng và đề xuất các chiến lược, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét.
□ b. Chính phủ tổ chức xây dựng và thực thi Hiến pháp, luật, nghị quyết.
□ c. Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước.
□ d. Chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng, quyết định theo đa số.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Câu 13. Cơ cấu của Chính phủ bao gồm:
□ a. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
□ b. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng.
□ c. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
□ d. Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 2 trang 91 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
– Chủ tịch nước là người đứng đầu ………………, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ……………… và ……………….. Chủ tịch nước do ………… bầu trong số ………… Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và bảo cáo Công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của …………… Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước ……………. làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội ……………… bầu ra Chủ tịch nước.
– Chính phủ là cơ quan ……………… nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền …………….., là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ hiện nay gồm ……………… Thủ tướng Chính phủ, ……………… Phó Thủ tướng Chính phủ và ……………… Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do …………….. quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ ………………, quyết định theo …………
Trả lời:
– Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kì của Chủ tịch nước theo nhiệm kì của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kì, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội mới bầu ra Chủ tịch nước.
– Chính phủ là cơ quan Hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ hiện nay gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp giữa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể Chính phủ với quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng Chính phủ và cá nhân từng thành viên Chính phủ, quyết định theo nguyên tắc đa số đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Bài tập 1 trang 81 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành Hiến pháp.
b, Quốc hội chỉ thực hiện giám sát tối cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương.
c. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
d. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi bầu Chủ tịch nước mới ở nhiệm kì tiếp theo.
e. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chính phủ.
g. Chủ tịch nước ban hành lệnh, nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
h. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
1. Bộ trưởng là người đứng đầu Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ.
k. Chính phủ thực hiện chức năng tư pháp.
l. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lí.
Trả lời:
– Câu đúng là: a, b, c, d, i, g, l
– Câu sai là: e, h, k. Vì:
+ Câu e. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
+ Câu h. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.
+ Câu k. Chính phủ không thực hiện chức năng tư pháp.
Bài tập 2 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy hoàn thành nội dung bảng dưới đây.
Câu hỏi |
Quốc hội |
– Nguồn gốc hình thành từ đầu/ ai bầu |
|
– Người đứng đầu là ai? |
|
– Thành viên được gọi là gì? |
|
– Cơ quan thường trực? |
|
– Nhiệm kì bao nhiêu năm? |
|
Trả lời:
Câu hỏi |
Quốc hội |
– Nguồn gốc hình thành từ đầu/ ai bầu |
Quốc hội được người dân bầu cử và có nhiệm vụ thông qua hiến pháp và các bộ luật và thường được thiết kế theo hình thức Nghị viện |
– Người đứng đầu là ai? |
Chủ tịch Quốc hội |
– Thành viên được gọi là gì? |
Đại biểu Quốc hội |
– Cơ quan thường trực? |
Ủy ban thường trực Quốc hội |
– Nhiệm kì bao nhiêu năm? |
5 năm |
Bài tập 3 trang 93 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Đọc và xác định thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các trường hợp dưới đây.
Trường hợp 1. Con trai duy nhất của bà V đang phải chấp hành án phạt 27 năm tù do hành vị vận chuyển trái phép chất ma tuý. Gần 80 tuổi lại neo đơn, bà V muốn làm đơn xin cho con được ra tù sớm để chăm sóc mình những năm cuối đời.
Trường hợp 2. Anh Phillip có quốc tịch Hoa Kì nhưng anh muốn về quê hương để tham gia đội tuyển bóng đá quốc gia cũng như có nguyện vọng nhập quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp 3. Trong đợt tập kích nơi chứa lượng lớn chất ma tuý, một chiến sĩ Công an trong Đội Cảnh sát Phòng chống ma tuý đã hi sinh. Sau đó, Chủ tịch nước động viên và truy tặng anh Huân chương chiến công.
Trường hợp 4. Xét thấy tình hình xung đột ở biên giới leo thang, Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước.
Trả lời:
– Trường hợp 1: Chủ tịch nước có quyền quyết định đặc xá
– Trường hợp 2: Chủ tịch nước có quyền cho anh Phillip nhập quốc tịch nếu như anh Phillip không phạm tội, không có những hành vi chống phá Đảng và nhà nước Việt Nam.
– Trường hợp 3: Chủ tịch nước có quyền trao tặng thưởng huân chương chiến công cho các chiến sĩ công an trong Đội Cảnh sát Phòng chống ma tuý
– Trường hợp 4: Trong tình hình xung đột ở biên giới leo thang, Chủ tịch nước là người duy nhất được phép ban bố tình trạng khẩn cấp và cũng là người ra lệnh bãi bỏ tình trạng khẩn cấp nếu cần.
Bài tập 4 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy xử lý tình huống sau:
Tình huống. Anh A tham gia mạng xã hội và thường xem một số clip cắt ghép, lồng tiếng có nội dung xuyên tạc về một số lãnh đạo các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Anh B chia sẻ với anh A:“Tôi không đồng ý với hành vi của bạn. Bạn hãy dừng lại!”. Tuy nhiên, anh A cho rằng “Tôi chỉ xem cho vui thôi! Có gì đâu”.
Trả lời:
– Nếu em là anh B em sẽ đề nghị anh A dừng lại hành động xem những clip như thế lại. Vì hiện nay vông nghệ thông tin mạng rất phát triển nhưng chất lượng nội dung không được kiểm soát chặt chẽ. Mặc dù anh A xem cho vui nhưng xem với tần suất nhiều sẽ bị nhiễm những thông tin đó mang lại.
Bài tập 1 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Hãy liệt kê một số việc học sinh có có thể làm để góp phần ủng hộ luật do Quốc hội ban hành được thực thi hiệu quả.
Trả lời:
– Những việc học sinh có thể làm:
+ Đi bỏ phiếu khi đến tuổi theo quy định
+ Tìm hiểu về Hiến pháp, pháp luật.
+ Tìm hiểu về bộ máy nhà nước.
Bài tập 2 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy nêu những hành động công dân có thể làm để bảo vệ, xây dựng Chính phủ.
Trả lời:
– Những hành động công dân có thể làm để bảo vệ, xây dựng Chính phủ:
+ Không xem những tin phản động, xuyên tạc về Chính phủ, nhà nước.
+ Sống và thuân thủ đúng theo Hiến pháp và pháp luật
+ Tham gia đấu tranh chống lại những đối tượng tung tin phản động, xuyên tạc về chính phủ và nhà nước …
Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
SBT KTPL 10 Bài 13: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
SBT KTPL 10 Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
SBT KTPL 10 Bài 16: Chính quyền địa phương
SBT KTPL 10 Bài 17: Pháp luật và đời sống