Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
TIẾT 49 + 50. CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Thời lượng: 2 tiết)
– Hiểu và trình bày được khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững.
– Hiểu được việc sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường là điều kiện của sự phát triển.
– Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.
– Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.
– Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3.1. Ổn định:
Tiết |
Ngày dạy |
Lớp |
Sĩ số |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3.3. Hoạt động học tập:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên khiến em suy nghĩ tới vấn đề gì?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về môi trường
I. Môi trường 1. Khái niệm: * Môi trường địa lí: Là không gian bao quanh Trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. * Môi trường sống: Là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người (như là 1 sinh vật và như 1 thực thể xã hội), đến chất lượng cuộc sống của con người. 2. Phân loại môi trường Môi trường được chia thành 3 loại: – Môi trường tự nhiên. – Môi trường xã hội. – Môi trường nhân tạo. |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục I, trang 159), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi: Nêu khái niệm môi trường? Cách phân loại môi trường?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên
II. Tài nguyên thiên nhiên 1. Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng. 2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại tài nguyên: – Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật… – Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài nguyên du lịch… – Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: + Tài nguyên không bị hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước. + Tài nguyên có thể bị hao kiệt: > Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản > Tài nguyên khôi phục được: đất trồng, các loài động thực vật |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục II, trang 161), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Kể các tài nguyên thiên nhiên mà em biết, chúng có vai trò gì trong phát triển kinh tế xã hội?
+ Câu hỏi 2: Trình bày các cách phân loại TNTN. Lấy ví dụ?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường
là điều kiện để phát triển
III. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển – Khái niệm phát triển bền vững: Bảo đảm cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, trong môi trường sống lành mạnh – Loài người đang đứng trước thử thách lớn là: + Tài nguyên thiên nhiên đang bị cạn kiệt. + Môi trường ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái. Þ Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên đồng thời phải bảo vệ môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững và lâu dài trên Trái Đất – Biện pháp: + Chấm dứt chạy đua vũ trang, chấm dứt chiến tranh. + Giúp các nước phát triển thoát khỏi cảnh nghèo đói. + Ứng dụng các tiến bộ KHKT để kiểm soát môi trường. + Sử dụng hợp lí tài nguyên. + Thực hiện các công ước quốc tế về môi trường, luật môi trường. + … |
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK (mục III, trang 163), kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Thế nào là phát triển bền vững? Con người đã khai thác tài nguyên nhằm mục đích gì? Tốc độ khai thác như thế nào?
+ Câu hỏi 2: Tác động của việc khai thác tài nguyên quá mức đến môi trường như thế nào? Biện pháp khắc phục?
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Câu 1. Môi trường sống của con người bao gồm
Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên được phân thành
Câu 3. Tài nguyên đất trồng thuộc loại
Câu 4. Sự phát triển ngành kinh tế nào là nguyên nhân chính gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường?
Câu 5. Sự hạn chế về trữ lượng của các nguồn tài nguyên thể hiện rõ nhất ờ tài nguyên nào sau đây?
Câu 6. Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thành
Câu 7. Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường?
Câu 8. Tài nguyên nào dưới đây không bị hao kiệt nhưng bị ô nhiễm?
Câu 9. Điều nào sau đây nói lên sự khác biệt căn bản giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo?
Câu 10. Phát triển bền vững là sự phát triển
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Câu hỏi: Giải thích vì sao “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại”?
* Trả lời câu hỏi
Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì:
– Môi trường có vai trò rất quan trọng:
+ Là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và phát triển.
+ Cuộc sống mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường, con người là một thành phần của môi trường và không thể tách rời môi trường.
Þmột môi trường bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
– Hiện nay ô nhiễm môi trường mở rộng trên phạm vi toàn thế giới:
+ Ở nước đang phát triển: Khai thác bừa bãi tài nguyên Þ cạn kiệt, hủy hoại môi trường Þ nghèo đói Þ Bảo vệ môi trường không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo
+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển kinh tế Þ tăng cường sử dụng chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn Þ tăng khí thải, chất thải Þ nguyên nhân chính làm thủng tầng ô zôn và hiệu ứng nhà kính…
– Hậu quả: Con người đã tác động vào môi trường làm tổn hại môi trường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng (Dẫn chứng) Þ Đe dọa trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và sức khỏe con người.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
– Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
– Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
3.4. Tổng kết chủ đề, củng cố, dặn dò:
– GV nhận xét, đánh giá về việc thực hiện chủ đề: những ưu điểm và hạn chế chủ yếu cần rút kinh nghiệm.
– GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
– Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.
– Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.
– Chuẩn bị các nội dung ôn tập cuối kì..
Xem thêm