Địa Lí lớp 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
A. Lý thuyết Địa Lí 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
I. Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư
Bản đồ phân bố dân cư trên thế giới năm 2020
1. Nhân tố tự nhiên
– Những nơi khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ,… dân cư thường đông đúc.
– Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,… dân cư thường thưa thớt.
2. Nhân tố kinh tế – xã hội
– Các nhân tố kinh tế – xã hội có tác động quyết định đến phân bố dân cư, đặc biệt là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế.
– Những khu vực có kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng tốt, lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời,… là những nơi đông dân và ngược lại.
II. Đô thị hóa
1. Khái niệm và các nhân tố tác động đến đô thị hóa
– Khái niệm: Là quá trình mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị, tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.
Quang cảnh một góc thành phố Hà Nội
– Các nhân tố tác động đến đô thị hóa là: vị trí địa lí; tự nhiên; kinh tế – xã hội
Nhân tố |
Tác động |
Vị trí địa lí |
– Tạo động lực phát triển đô thị – Quy định chức năng đô thị |
Tự nhiên |
– Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan độ thị – Khả năng mở rộng không gian đô thị – Chức năng, bản sắc đô thị |
Kinh tế – xã hội |
– Mức độ và tốc độ đô thị hóa – Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống… – Quy mô và chức năng đô thị – Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu |
2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế, xã hội và môi trường
a. Ảnh hưởng tích cực
– Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động.
– Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị; mở rộng không gian đô thị.
– Hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện,…
b. Ảnh hưởng tiêu cực
– Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả.
– Làm cho cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở.
– Gia tăng tệ nạn xã hội; chất lượng môi trường không đảm bảo,…
B. 15 câu trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
Câu 1. Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở
A. châu Á.
B. châu Mĩ.
C. châu Phi.
D. châu Phi.
Đáp án: A
Giải thích: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở châu Á với một số cường quốc dân số như Ấn Độ, Trung Quốc đều trên 1 tỉ dân.
Câu 2. Đô thị hóa tự phát gây ra những hậu quả nào sau đây?
A. Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý.
B. Gây ách tắc giao thông, gia tăng tệ nạn xã hội.
C. Tạo ra sự thay đổi phân bố dân cư hợp lý.
D. Thay đổi tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử của địa phương.
Đáp án: B
Giải thích: Đô thị hóa tự phát là sự di dân tự do, ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Quá trình di dân này thiếu quy hoạch khoa học, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương. Dân cư tập trung quá đông tại một địa điểm làm nảy sinh nhiều vấn đề về nhà ở, thiếu việc làm, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, tệ nạn xã hội,…
Câu 3. Châu lục nào sau đây có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất?
A. Bắc Mĩ.
B. Tây Âu.
C. Châu Phi.
D. Nam Mĩ.
Đáp án: C
Giải thích:
Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
– Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
– Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
=> Trong số các châu lục sau, châu lục có mức độ tập trung dân cư thành thị thấp nhất là châu Phi.
Câu 4. Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là do
A. trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
B. tác động của các loại đất, sự phân bố của đất.
C. các yếu tố của khí hậu (nhiệt, mưa, ánh sáng).
D. nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Nhân tố quyết định nhất tới sự phân bố dân cư là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 5. Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của
A. quá trình đô thị hóa.
B. sự phân bố dân cư.
C. mức sống dân cư tăng.
D. số dân nông thôn giảm.
Đáp án: A
Giải thích: Biểu hiện của đô thị hóa là tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh. Từ năm 1900 – 2005: Tỉ lệ dân thành thị tăng (từ 13,6% lên 48%), tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% xuống 52%).
Câu 6. Ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa là
A. tạo ra sự thay đổi cơ cấu lao động.
B. gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị.
C. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. thay đổi quá trình sinh, tử và hôn nhân.
Đáp án: B
Giải thích: Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư… từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị => Như vậy gia tăng nạn thất nghiệp ở thành thị là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa.
Câu 7. Đô thị hóa có đặc điểm nào sau đây?
A. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
B. Hoạt động thuần nông chiếm quỹ thời gian lao động.
C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.
D. Dân cư thành thị có tăng nhanh như dân nông thôn.
Đáp án: A
Giải thích:
Biểu hiện của đô thị hóa là dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
– Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
– Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
– Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
Câu 8. Một trong những biểu hiện của quá trình đô thị hóa là
A. dân nông thôn ra thành phố làm việc nhiều.
B. lối sống đô thị ngày càng phổ biến rộng rãi.
C. dân cư tập trung chủ yếu ở thành phố nhỏ.
D. dân cư thành thị có xu hướng về nông thôn.
Đáp án: B
Giải thích: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 9. Vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do
A. dân cư đang di chuyển dần từ bờ Thái Bình Dương lên.
B. điều kiện tự nhiên có nhiều khó khăn được khắc phục.
C. các hoạt động nông nghiệp ngày càng phát triển nhanh.
D. vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất ở Hoa Kì.
Đáp án:D
Giải thích: Vùng Đông Bắc Hoa Kì tập trung đông dân cư là do lịch sử khai thác lãnh thổ sớm nhất của Hoa Kì cùng với đó Đông Bắc Hoa Kì là vùng có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi và có ngành công nghiệp phát triển nhanh.
Câu 10. Hậu quả của đô thị hóa tự phát là
A. làm thay đổi tỉ lệ sinh tử ở đô thị.
B. làm thay đổi sự phân bố dân cư.
C. ách tắc giao thông, ô nhiễm nước.
D. làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là làm ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội ngày càng tăng.
Câu 11. Dân số thế giới tăng hay giảm là do
A. số người xuất cư.
B. sinh đẻ và tử vong.
C. số trẻ em tử vong.
D. số người nhập cư.
Đáp án: B
Giải thích: Dân số thế giới tăng hay giảm là do sinh đẻ và tử vong.
Câu 12. Đô thị hoá được xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi
A. nâng cao tỷ lệ dân thành thị.
B. sản phẩm hàng hóa đa dạng.
C. xuất hiện nhiều đô thị lớn.
D. phù hợp với công nghiệp hoá.
Đáp án: D
Giải thích: Đô thị hoá đươc xem là quá trình tiến bộ của xã hội khi phù hợp với công nghiệp hoá và thức đẩy sự phát triển của xã hội nhưng ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến môi trường, kinh tế, xã hội.
Câu 13. Nhận định nào dưới đây không phải là ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?
A. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.
B. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.
C. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.
Đáp án: D
Giải thích: Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư… từ đó thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị => Như vậy đô thị hóa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động không phải là tác động tiêu cực.
Câu 14. Vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp là do tác động của nhân tố nào sau đây?
A. Băng tuyết.
B. Rừng rậm.
C. Núi cao.
D. Hoang mạc.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân làm cho vùng Xibia của Nga dân ít, mật độ dân số rất thấp chủ yếu là do đây là vùng có băng tuyết bao phủ quanh năm.
Câu 15. Phân bố dân cư của châu lục nào sau đây ngày càng tăng nhiều?
A. Châu Á.
B. Châu Phi.
C. Châu Mỹ.
D. Châu Âu.
Đáp án: C
Giải thích: Phân bố dân cư của châu Mỹ ngày càng tăng nhiều do sự thu hút nhân tài, chính sách đãi ngộ tốt, mức sống cao,…
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản