Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
Phần 1: Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
A. Điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
B. Phục vụ trực tiếp cuộc sống, phát triển kinh tế.
C. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
D. Tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho phát triển.
Đáp án: A
Giải thích:
– Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản) có vai trò: Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất; Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất; Các nguồn lợi tự nhiên (sinh vật) phục vụ trực tiếp cho đời sống con người (nhu cầu ăn uống) vừa là nguồn nguyên, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp; nguyên liệu đa dạng tạo ra nhiều sản phẩm phong phú.
– Nguồn lực kinh tế – xã hội (con người) là điều kiện quyết định sự phát triển nền sản xuất.
Câu 2. Các nguồn lực nào sau đây tạo thuận lợi (hay khó khăn) trong việc tiếp cận giữa các vùng trong một nước?
A. Đất đai, biển.
B. Lao động.
C. Vị trí địa lí.
D. Khoa học.
Đáp án: C
Giải thích: Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế. Nguồn lực này tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
Câu 3. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia nguồn lực thành
A. nguồn lực kinh tế – xã hội, nguồn lực vị trí địa lí.
B. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội.
C. nguồn lực tự nhiên, nguồn lực vị trí địa lí.
D. nguồn lực trong nước, nguồn lực nước ngoài.
Đáp án: D
Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực
A. ngoại lực, dân số.
B. nội lực, lao động.
C. nội lực, ngoại lực.
D. dân số, lao động.
Đáp án: C
Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 5. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực nào sau đây?
A. Vị trí địa lí, kinh tế – xã hội, trong nước.
B. Vị trí địa lí, kinh tế – xã hội, ngoài nước.
C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội.
D. Kinh tế – xã hội, trong nước, ngoài nước.
Đáp án: C
Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 6. Sau năm 1986 nước ta có một bước nhảy vọt về nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta phát triển mạnh là nhờ vào nguồn lực nào dưới đây?
A. Dân cư và nguồn lao động chất lượng.
B. Chính sách, chiến lược phát triển kinh tế.
C. Vị trí địa lí, khí hậu và các dạng địa hình.
D. Nguồn vốn đầu tư, thị trường ngoài nước.
Đáp án: B
Giải thích: Sự phát triển nền kinh tế nước ta từ những năm đổi mới đến nay đã khẳng định vai trò của nguồn lực chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước.
Câu 7. Yếu tố nào dưới đây khôngnằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên?
A. Vịtrí địa lí.
B. Khí hậu.
C. Nguồn nước.
D. Đất đai.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên (khí hậu, nước, sinh vật, đất, địa hình, biển và khoáng sản) là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
Câu 8. Dựa vào căn cứ nào để phân chia thành các nguồn lực vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, nguồn lực kinh tế – xã hội?
A. Vai trò của nguồn lực.
B. Nguồn gốc.
C. Phạm vi lãnh thổ.
D. Tính chất nguồn lực.
Đáp án: B
Giải thích: Cách phân loại phổ biến hiện nay là căn cứ vào phạm vi lãnh thổ và nguồn gốc hình thành. Căn cứ vào nguồn gốc, có thể phân loại thành các nguồn lực vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế – xã hội. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ, có thể phân chia thành nguồn lực nội lực (nguồn lực trong nước) và ngoại lực (nguồn lực ngoài nước).
Câu 9. Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội?
A. Chính sách.
B. Vốn.
C. Biển.
D. Thị trường.
Đáp án: C
Giải thích:
– Yếu tố nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội là: Nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư, thị trường, khoa học – công nghệ, thương hiệu quốc gia, lịch sử – văn hoá và đường lối chính sách.
– Yếu tố nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế – xã hội là: Khí hậu, nước, sinh vật, đất, địa hình, biển và khoáng sản.
Câu 10. Nhận định nào dưới đây không đúng về nguồn lực tự nhiên?
A. Có vai trò quyết định đến trình độ phát triển kinh tế – xã hội mỗi quốc gia.
B. Gồm các yếu tố về đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản.
C. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
D. Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Đó là những nguồn vật chất vừa phục vụ cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
Câu 11. Con người được xem là nguồn lực có vai trò như thế nào?
A. Không quan trọng đến sự phát triển của một đất nước.
B. Cần thiết đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
C. Tạm thời đối với sự phát triển kinh tế ở một đất nước.
D. Quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước.
Đáp án: D
Giải thích: Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất => Nguồn lực kinh tế – xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.
Câu 12. Nguồn lực kinh tế – xã hội nào sau đây quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước?
A. Con người.
B. Nguồn vốn.
C. Thị trường.
D. Công nghệ.
Đáp án: A
Giải thích: Con người được xem là lực lượng sản xuất của nền kinh tế: con người sử dụng khối óc chất xám để sáng tạo ra các công nghệ hiện đại, phát triển và ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất. Đồng thời con người trực tiếp điều khiển, quản lý quá trình vận hành của phương tiện kĩ thuật, máy móc trong các khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Con người vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ quan trọng nhất => Nguồn lực kinh tế – xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là con người.
Câu 13. Vai trò của nguồn lao động với việc phát triển kinh tế được thể hiện ở khía cạnh nào dưới đây?
A. Người sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn.
B. Tham gia tạo ra các cầu lớn cho nền kinh tế.
C. Là yếu tố đầu vào, góp phần tạo ra sản phẩm.
D. Thị trường tiêu thụ, khai thác các tài nguyên.
Đáp án: C
Giải thích: Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Nguồn lao động là yếu tố đầu vào của hoạt động kinh tế, góp phần tạo ra sản phẩm.
Câu 14. Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
A. Thời gian và khả năng khai thác.
B. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
D. Không gian và thời gian hình thành.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào nguồn gốc và phạm vi ảnh hưởng người ta phân chia ra các nguồn lực.
Câu 15. Nguồn lực tự nhiên có vai trò như thế nào đối với quá trình sản xuất?
A. Quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác.
B. Cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
C. Tạo động lực cho quá trình sản xuất.
D. Ít ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất.
Đáp án: B
Giải thích: Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
Phần 2: Lý thuyết Địa lí 10 Bài 23: Nguồn lực phát triển kinh tế
I. KHÁI NIỆM NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
– Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối, chính sách, vốn, thị trường,… ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một quốc gia (hoặc lãnh thổ) nhất định.
– Nguồn lực luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Vì thế, các quốc gia (hoặc lãnh thổ) có thể làm thay đổi các nguồn lực theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế.
II. PHÂN LOẠI VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Dựa vào nguồn gốc
a. Phân loại
– Nguồn lực vị trí địa lí gồm: tự nhiên, kinh tế – chính trị – giao thông
– Nguồn lực tự nhiên gồm: đất đai, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản
– Nguồn lực kinh tế – xã hội gồm: dân cư và lao động, vốn, thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, giá trị lịch sử – văn hóa, chính sách và xu thế phát triển.
b. Vai trò
– Vị trí địa lí được xem là nguồn lực có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi hay khó khăn trong việc giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế mỗi quốc gia (hoặc lãnh thổ).
– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của mọi quá trình sản xuất. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển kinh tế.
– Nguồn lực kinh tế – xã hội có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế; là cơ sở để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Nguồn lực tài nguyên khoáng sản dầu mỏ ở Biển Đông Việt Nam
2. Dựa vào phạm vi lãnh thổ
a. Phân loại
– Nguồn lực trong nước: Bao gồm vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên, dân cư, xã hội, lịch sử, văn hoá, hệ thống tài sản quốc gia, đường lối chính sách của đất nước,…
– Nguồn lực ngoài nước: Bao gồm thị trường, khoa học – kĩ thuật và công nghệ, nguồn vốn, kinh nghiệm về tổ chức và quản lí sản xuất, kinh doanh, bối cảnh quốc tế, thị trường,… từ bên ngoài.
b. Vai trò
– Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định trong việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
– Nguồn lực ngoài nước đóng vai trò quan trọng, thậm chí đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 8: Địa lí dân cư
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 23: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 24: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Ôn tập chương 9: Nguồn lực phát triển kinh tế, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản